Đàm phán thương mại, nguyên tắc đảm bảo trong quá trình đàm phán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

Đàm phán thương mại là một quá trình trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận mà các bên cùng có lợi về hoạt động thương mại. Đàm phán kinh doanh nói chung đàm phán thương mại nói riêng lấy lợi ích kinh tế đạt được là mục đích cơ bản. Giá cả là hạt nhân của đàm phán. Đàm phán thương mại chứa đựng những xung đột của lợi ích kinh tế. Đàm phán

không phải là sự lựa chọn đơn nhất ''hợp tác'' và ''xung đột'', mà là mâu thuẫn thống nhất giữa ''hợp tác'' và ''xung đột''. Đàm phán cũng không phải là thỏa thuận nhằm thỏa mãn lợi ích của mình một cách không hạn chế, mà là có giới hạn lợi ích nhất định. Trong quá trình đàm phán, các bên cần luôn thực hiện những nguyên tắc sau:

+ Lễ phép, lịch sự. + Hòa khí và thiện cảm.

+ Không xa rời mục tiêu đã định. + Chủ động

Để mở đầu cuộc đàm phán, ta có thể sử dụng một trong những cách sau: + Mở đầu làm dịu căng thẳng

+ Mở đầu kiếm cớ

+ Mở đầu kích thích trí tưởng tượng của đối phương + Mở đầu trực tiếp ( nhanh chóng vào nội dung)

Đi vào đàm phán cần tranh thủ sự đồng tình của đối phương về từng vấn đề một. Muốn vậy, những phương pháp thường dùng là:

+ Trình bày với vẻ bề ngoài thật thà. + Khéo léo sử dụng chữ ''nhưng''.

+ Nêu ra những câu hỏi để đối phương trả lời và tự thuyết phục chính mình.

+ Đưa ra yêu cầu ban đầu cao rồi chủ động giảm dần yêu cầu của mình. + Đưa ra nhiều phương án để đối phương tự lựa chọn...

Cuối cùng cần thúc đẩy ra quyết định bằng văn bản. Nhằm góp phần tạo nên thành công cho cuộc đàm phán, thái độ của các cán bộ trong đàm phán cũng là yếu tố quan trọng. Sau đàm phán, cần phải tỏ rõ thiện chí thực hiện những gì đã đạt được trong cuộc đàm phán. Tuy nhiên, cũng lại cần phải tỏ rõ rất sẵn sàng xem xét lại những điều thỏa thuận nào đó. Việc theo dõi thực hiện cần phải có sổ sách và được tuần kỳ đối chiếu, kiểm tra cùng đối tác.Mỗi cuộc đàm phán là một

khóa học mà đối với những người có ý chí cần tiến, mỗi bên đều có thể rút ra bài học kinh nghiệm để tự mình hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động ký kết hợp đồng thương mại của doanh nghiệp nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w