Phân tích cơ cấu doanh thu theo thành phần

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ (Trang 26)

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng trong công ty, tuy nhiên có rất nhiều loại doanh thu trong một công ty như: doanh thu thuần, doanh thu tài chính, doanh thu khác,..vì vậy để hiểu rõ hơn từng loại doanh thu trong công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ chúng ta phân tích doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm:

Qua bảng 2 ta thấy: Tổng doanh thu qua 3 năm của công ty tăng không điều cụ thể:

- Tổng doanh thu năm 2007 tăng 4.375.540 ngàn đồng tương ứng với 26,04% so với năm 2006 nguyên nhân là do:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 4.200.240 ngàn đồng tương ứng với 25,04% so với năm 2006 là do sự nỗ lực của tất cả nhân viên công ty, nhân viên bán hàng luôn luôn mang đến cho khách hàng chất lượng phục vụ ngày càng cải thiện, cùng với sự thay đổi của khí hậu, thiên tai, lũ lụt kéo dài làm dịch bệnh trên cây trồng lây lan nhiều, bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu trái cây, nông sản được đẩy mạnh.

+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 tăng 952 ngàn đồng tương ứng với 1094,25% so với năm 2006, khoản thu này chủ yêu là do thu lãi tiền gửi ngân hàng tăng.

+ Doanh thu khác năm 2007 tăng 174.349 ngàn đồng tương ứng với 609,16%, nguyên nhân là do thu được từ nhượng bán thanh lí máy móc thiết bị công ty, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công ty.

Vậy do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và doanh thu tà hoạt động khác tăng mạnh nên làm cho tổng doanh thu năm 2007 tăng, đặc biệt là doanh thu thuần, nguyên nhân là do dịch bệnh trên cây trồng ngày càng nhiều, công ty tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn.

- Tổng doanh thu năm 2008 giảm 3.318.885 ngàn đồng tương ứng với 15,67% so với năm 2007 nguyên nhân là do:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 giảm 3.443.374 ngàn đồng tương ứng với 16,42% so với năm 2007, nguyên nhân là do, cùng với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho tình hình xuất khẩu trái cây, các mặt hàng nông sản giảm sút, nếu như tháng 6/2008 kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt đạt kỷ lục 1,75 tỷ USD thì đến tháng 11/2008, con số này ước còn 1,2 tỷ USD, giảm gần 32%, bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các đối thủ, vì thế tác động không nhỏ đến tình hình tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật, số lượng tiêu thụ các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật không ngừng giảm nên cũng tác động không nhỏ đến doanh thu đạt được của năm.

+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 tăng 321 ngàn đồng tương ứng với 30,90%, chỉ tiêu này thu được chủ yếu là thu từ tiền gửi ngân hàng tăng.

+ Doanh thu khác năm 2008 tăng 124.168 ngàn đồng tương ứng với 61,18%, nguyên nhân là do thu được các khoản chiết khấu hàng hóa từ nhà cung cấp, do công ty thực hiện cam kết trả tiền đúng hạn, thêm vào đó có được từ nhượng bán thanh lí máy móc thiết bị công ty.

Như vậy chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nên làm cho tổng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007, Xuất phát từ cuộc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các công ty khác, làm cho khối lượng tiêu thụ hàng hóa giảm đáng kể, doanh thu cũng vì thế giảm theo.

Bảng 2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN QUA 3 NĂM 2006-2008.

ĐVT: Ngàn đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty MTB Thành Phố Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Số tiền (%) Số tiền (%)

1. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 16.776.513 20.976.752 17.533.378 4.200.239 25,04 (3.443.374) (16,42) 2. Doanh thu hoạt động tài

chính 87 1.039 1.360 952 1094,25 321 30,90 3. Doanh thu khác

28.621 202.970 327.138 174.349 609,16 124.169 61,18

Tổng doanh thu

4.1.2. Phân tích cơ cấu doanh thu theo từng nhóm hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh thu là luồng tiền có được của công ty sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ của mình, trong kinh tế học doanh thu được xác định bằng sản lượng nhân với giá bán. Do đó trong kinh doanh các nhà quản lí luôn mong muốn tăng doanh thu, đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vì đây chính là nguồn thu chính của công ty, trong đó thể hiện rõ qua doanh số của các mặt hàng sau, số lượng tiêu thụ của các mặt hàng ra sau.

Công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ chuyên kinh doanh các mặt hàng là thuốc bảo vệ thực vật trong đó mặt hàng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây và thuốc giúp kích thích tăng trưởng của công ty chiếm cao nhất trong tổng doanh số.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng doanh thu của các mặt hàng công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ không điều qua các năm.

Đối với thuốc phòng trừ nấm bệnh

Các loại thuốc phòng trừ bệnh phổ rộng, dạng bột thấm nước cung cấp vi lượng kẽm cho cây trồng giúp cây phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng nông phẩm, từ bảng số liệu ta thấy doanh thu thuốc phòng trừ nấm bệnh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty qua 3 năm, cụ thể năm 2006 doanh thu đạt

5.367.945 ngàn đồng chiếm 32% trong tổng doanh thu của công ty trong năm, sang năm 2007 là 6.509.935 ngàn đồng chiếm 31,03% tăng 1.141.990 ngàn đồng tương ứng với 21,27% so với năm 2006, nguyên nhân là do thuốc có nhiều đặc tính vượt trội, hiệu quả cao, và với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhóm thuốc này đặc biệt được nhiều người nông dân ưa chuộng. Sang năm 2008 doanh thu là

5.456.743 ngàn đồng giảm 1.053.192 ngàn đồng tương ứng với 16,18% so với năm 2007, đối với nguyên vật liệu làm thuốc trừ sâu phân lớn các công ty điều nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt đầu năm 2008 tình hình lạm phát ngày càng gia tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2008 tăng tới 2,99% so với tháng 2, khiến lạm phát cả 3 tháng đầu năm tăng 9% so với tháng 12/2007, mà nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do giá xăng dầu tăng,làm cho giá cả nguyên vật liệu không ngừng tăng nhanh, vì thế làm cho giá vốn các mặt hàng thuốc công ty nhập vào cũng ngày càng cao, thêm

Bảng 3: DOANH THU CỦA CÁC MẶT HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008

ĐVT: Ngàn đồng

Hàng hóa

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thuốc phòng trừ nấm bệnh 5.367.945 32,00 6.509.935 31,03 5.456.743 31,12 1.141.990 21.27 (1.053.192) (16,18) 2. Thuốc kích thích tăng trưởng 4.136.579 24,66 6.130.868 29,23 4.544.912 25,92 1.994.289 48.21 (1.585.956) (25,87) 3. Thuốc trừ sâu 3.567.409 21,26 4.109.987 19,59 3.571.182 20,37 542.578 15.21 (538.805) (13,11) 4. Nhóm thuốc diệt cỏ 3.543.753 21,12 3.776.087 18,00 3.789.868 21,62 232.334 6.56 13.781 0,36 5. Thuốc khác 160.827 0,96 449.875 2,14 170.673 0,97 289.048 179.73 (279.202) (62,06) Tổng cộng 16.776.513 100,00 20.976.752 100,00 17.533.378 100,00 4.200.239 25.04 (3.443.374) (16,42)

vào đó khủng khoảng kinh tế toàn cầu, hàng hóa nông sản xuất khẩu ngày càng ít hơn, sức mua của nông dân giảm mạnh cùng với sự cạnh tranh của các đối thủ, vì vậy số lượng tiêu thụ thuốc cũng vì đó mà giảm mạnh.

Đối với thuốc kích thích tăng trưởng

Các loại thuốc kích thích tăng trưởng, giúp cây phát triển nhanh, đây cũng là mặt hàng chủ lực của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu, năm 2006 doanh thu của thuốc là 4.136.579 ngàn đồng chiếm 24,66% trong tổng doanh thu năm, sang năm 2007 doanh thu là 6.130.868 ngàn đồng tương ứng với 29,23% tăng 1.994.289 ngàn đồng tương ứng với 48,21% so với năm 2006, đối với người nông dân giúp cây tăng trưởng nhanh, phát triển tốt luôn là mục tiêu mà hầu ai cũng mong muốn, đặc biệt trong giai đoạn này hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây các loại, của nước ta rất nhiều, bên cạnh đó người nông dân không ngừng quan tâm nhiều hơn đến thời gian thu hoạch chính vì thế số lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng đáng kể, tuy nhiên sang năm 2008 với sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế bị khủng hoảng làm cho tình hình xuất khẩu nông sản giảm đi rất nhiều, sức mua thuốc của nông dân giảm, cùng với sự cạnh tranh của đối thủ, nên doanh thu của thuốc chỉ đạt 4.544.912 ngàn đồng giảm 1.585.956 ngàn đồng tương ứng với 25,87% so với năm 2007.

Đối với thuốc trừ sâu

Các loại thuốc trừ sâu hiện nay cũng được rất nhiều nhà nông chú ý đến, là một loại thuốc trừ dịch hại được sử dụng chống lại côn trùng ở tất cả các giai đoạn, thuốc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, năm 2006 doanh số của mặt hàng này cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao là 3.567.409 ngàn đồng tương ứng với 21,26% trong tổng doanh thu của năm, sang năm 2007 doanh số của thuốc là 4.109.987 ngàn đồng chiếm 19,59% tổng doanh thu tăng 542.578 ngàn đồng tương ứng với 15,21%, do trước sự thay đổi của thời tiết bất thường sâu bệnh không ngừng phát triển, vì vậy số lượng tiêu thụ mặt hàng này cũng tăng đáng kể, làm cho doanh số tăng lên là điều tất yếu. Sang năm 2008 doanh số chỉ đạt 3.571.182 ngàn đồng giảm 538.805 ngàn đồng tương ứng với 13,11% so với năm 2007, cùng với sự biến động của giá thuốc trừ sâu

theo chiều hướng tăng, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của mặt hàng này.

Đối với thuốc diệt cỏ

Ngày nay với thuốc diệt cỏ luôn được người nông dân sử dụng rất phổ biến, năm 2006 doanh số của mặt hàng này đạt 3.543.753 ngàn đồng chiếm 21,12 trong tổng doanh thu cả năm của công ty, sang năm 2007 doanh thu đạt 3.776.087 ngàn đồng tương ứng với 18,00% trong tổng doanh thu tăng 232.334 ngàn đồng với tốc độ tăng là 6,5%, là do thuốc diệt cỏ được người nông dân quan tâm nhiều hơn, chất lượng cao hơn so với các loại thuốc cùng loại bên cạnh đó qua việc sử dụng thuốc tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí hạn chế nhiều hơn. Sang năm 2008 tuy doanh số của thuốc diệt cỏ có tăng nhưng do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên doanh số tăng tương đối thấp, tăng 13.781 ngàn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 0,36% so với năm 2007.

Bên cạnh các loại thuốc các nhóm thuốc chính trên công ty còn bán một số loại thuốc khác tuy nhiên doanh số không đáng kể, do thời gian hạn hẹp nên tôi chỉ tập chung phân tích bốn nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu được coi là chủ lực của công ty

4.1.3. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo kỳ kế hoạch.

Thông thường, trong giai đoạn đầu khi qui mô hoạt động của doanh nghiệp còn nhỏ, không nhiều các doanh nghiệp Việt nam ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh bài bản, do qui mô nhỏ nên mọi hoạt động của doanh nghiệp, công ty điều nằm trong sự kiểm soát của chủ doanh nghiệp. Ng ày nay trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên trên thị trường hàng hóa dịch vụ cũng như ngay trong thị trường về nguồn nhân lực. Vì vậy việc lập kế hoạch kinh doanh mà đặc biệt là lập doanh thu dự kiến trên thực tế là một công cụ không thể thiếu của nhà quản lí, cũng như để thấy được tình hình thực hiện doanh thu của công ty TNHH MTB Thành Phố Cần thơ chúng ta đi vào phân tích bàng số liệu sau:

Bảng 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU THEO KỲ KẾ HOẠCH QUA 3 NĂM 2006-2008 .

ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu kế hoạch 15.098.861 18.454.163 21.606.055

Doanh thu thực hiện 16.776.513 20.976.752 17.533.378

Chênh lệch TH/KH 1.677.652 2.522.589 (4.072.676)

% Hoàn thành kế hoạch 11,11 13,67 (18,85)

Nguồn: Phòng kế toán công ty MTB Thành Phố Cần Thơ

Hình 3: Biễu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty. 21,606,054 18,454,163 15,098,861 17,533,378 20,976,752 16,776,513 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số

ti

n Doanh thu kế hoạch

Doanh thu thực hiện

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu của mình rất tốt, tuy nhiên năm 2008 công ty không hoàn thành kế hoạch doanh thu như đề ra cụ thể:

Năm 2006 doanh thu thực hiện của công ty là 16.776.513 ngàn đồng vượt mức hoàn thành kế hoạch đề ra là 1.677.652 ngàn đồng tương ứng với 11,11%, nguyên nhân là giá cả các loại thuốc bảo vệ thực vật tương đối ổn định, bên cạnh dịch bệnh trên cây trồng lan rộng nên nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, đó do số lượng hàng hàng tiêu thụ nhiều nên doanh thu vượt kế hoạch đề ra.

Năm 2007 doanh thu thực hiện của công ty là 20.976.752 ngàn đồng vượt mức kế hoạch đề ra là 2.522.589 ngàn đồng tương ứng với 13,67%, là do sự nỗ lực rất lớn của nhân viên công ty cùng ban lãnh đạo trong việc tìm kiếm nhà cung ứng với giá cả thấp hơn, công ty có nhiều chương trình khuyến mãi kèm theo với những khách hàng mua với số lượng lớn như: nón bảo hiểm, áo mưa, dầu ăn,…

Năm 2008 doanh thu thực hiện của công ty là 17.533.378 ngàn đồng, giảm so với kế hoạch đề ra là 4.072.676 ngàn đồng tương ứng với 18,85%, nguyên nhân do tình hình lạm phát ngày càng gia tăng từ đầu năm 2008, làm cho giá cả nguyên vật liệu không ngừng tăng cao, tuy tổng giá vốn của công ty có giảm nhưng chủ yếu do doanh thu giảm, nhưng giá vốn các mặt hàng thuốc của công ty nhập vào từ nhà cung ứng cũng tăng rất nhanh, thêm vào đó trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thới giới, giá cả hàng hóa nhập vào trước đây của công ty cũng vì thế giảm rất nhanh, bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ, lượng hàng hóa tiêu thụ chậm làm cho doanh thu giảm so với kế hoạch, là điều tất yếu.

Tóm lại, tuy năm 2008 công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ không hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra với sự ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế thế giới, nhưng công ty đã hoàn thành rất tốt kế hoạch doanh thu đề năm 2006 và 2007, chứng tỏ công ty đã nỗ lực rất lớn trong việc tăng doanh thu của mình.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ.

Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, chúng ta cần tính toán, phân tích tình hình biến động chi phí, qua đó nhàm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự gia tăng của chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008

ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08

Số tiền (%) Số tiền (%)

1. Giá vốn hàng bán 16.544.034 20.628.918 16.949.526 4.084.884 24,69 (3.679.392) (17,84)

2. Chi phí bán hàng 95.144 210.911 364.189 115.767 121,68 153.278 72,67

3. Chi phí quản lí 75.159 172.723 242.278 97.564 129,81 69.555 40,27

Tổng 16.714.337 21.012.552 17.555.993 4.298.215 25,72 (3.456.559) 16,45

4.2.1. Giá vốn hàng bán.

Đây là nhân tố quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều với lợi nhuận, khi giá vốn hàng bán tăng sẽ làm cho tổng mức lợi nhuận giảm một khoản tương ứng và ngược lại. Bởi vậy doanh nghiệp càng tiết kiệm, giảm được giá vốn trên đơn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTB Thành Phố Cần Thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)