Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 98)

- Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý

3.3.3. Đối với Nhà nước

- Chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và người cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.

- Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô, vì đây là môi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn.

- Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện Luật Kế toán, Luật Kiểm toán nhà nước để có chuẩn mực trong công tác kế toán, kiểm toán. Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin tín dụng, ảnh hưởng tới chất lượng cho vay.

- Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo Chỉ định của Chính phủ; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nợ để lành mạnh hoá tình hình tài chính. Hiện nay, các NHTM chưa đạt được tỉ lệ an toàn COOK là do có vấn chủ sở hữu quá nhỏ. Với việc phát hành thành công trái phiếu có khả năng chuyển đổi nhằm tăng vốn điều lệ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang có cơ hội để tiếp tục tăng vốn từ việc phát hành trái phiếu này. Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu đề án bổ sung cho các NHTM tiếp tục được tăng vốn trong điều kiện việc mở cửa thị trường ngân hàng – tài chính sắp đến.

- Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính cần tiếp tục nghiên cứu nhằm thay đổi tỉ lệ phần vốn góp của cổ đông chiến lược nước ngoài vào các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này sẽ giúp các NHTM thu hút được những cổ đông chiến lược có sức mạnh, có kinh nghiệm tổ chức quản lý để giúp các ngân hàng tiến hành hiện đại hoá ngân hàng thành công, đưa các tỉ lệ ngang tầm với các ngân hàng lớn khác trong khu vực.

KẾT LUẬN

Trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, tín dụng ngân hàng là một giải pháp quan trọng về vốn. Sự ra đời của Thị trường chứng khoán tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, là một sự bổ sung tốt cho hệ thống NHTM. Tuy vậy, cho vay ngắn hạn của ngân hàng đối với khách hàng luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Trong quá trình cạnh tranh và phát triển, các ngân hàng nhận thấy chất lượng của khoản cho vay còn quan trọng hơn việc mở rộng quy mô cho vay một cách ồ ạt.

Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn nói chung và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói riêng luôn là nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Để nâng cao chất lượng cho vay, vai trò của bản thân ngân hàng thương mại là quan trọng nhất, tuy nhiên vẫn không thể tách rời các bên có liên quan như khách hàng, Ngân hàng Nhà nước và môi trường kinh tế.

Chuyên đề đã phân tích những vấn đề lí luận cơ bản về cho vay ngắn hạn và chất lượng cho vay ngắn hạn, phân tích thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương Phú Thọ trong 3 năm gần nhất, để từ đó, dưới góc độ nhà quản lý ngân hàng, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM. Do điểm nghiên cứu chỉ là chi nhánh của một ngân hàng và quy mô nghiên cứu của một chuyên đề tốt nghiệp nên các giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính đề xuất.

Em hy vọng rằng những nghiên cứu trên phần nào có ý nghĩa đối với ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ cũng như các ngân hàng thương mại nói chung. Em tin rằng, nếu có điều kiện đi sâu nghiên cứu một vài nhóm giải pháp, thì tính thực tiễn của chuyên đề sẽ lớn hơn nhiều.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Phú Thọ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w