Hề thua kém hàng của nhiều nước trên thế giới, trong khi giá bán bình quân chỉ bằng 2/3 hàng cùng loại của các nước, nên những mặt hàng được chấp nhận về mặt mẫu

Một phần của tài liệu tiểu luận tình hình nghiên cứu vật liệu gốm trong 10 năm gần đây (Trang 32 - 33)

2/3 hàng cùng loại của các nước, nên những mặt hàng được chấp nhận về mặt mẫu

mã, hình thức và kiểu đáng được nhiều khách hàng quốc tế ký mua. Ông Thạch Quân Cương, Trưởng đại diện phía Bắc Công ty TNHH Minh Long I, cho biết, để

xuất khâu hàng gốm sứ vào những thị trường rất "kén chọn" như Đức, Nhật Bản, Thụy Điển, ngoài yêu cầu về chất lượng, nhà sản xuất cần đặc biệt chú ý đến việc

tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nét đặc trưng về văn hóa của người tiêu dùng bản địa. Nếu người Nhật thiên về đồ gốm sứ mang phong cách châu á với màu

trắng, hoa văn đơn giản, kiểu dáng cổ, thì người Đức, người Thụy Điễn lại ưa chuộng những loại hàng có màu sắc sặc sỡ, kiểu dáng hiện đại, khoáng đạt. Cũng theo ông Cương, những sản phẩm gốm sứ mang đậm phong cách dân tộc Việt Nam với những hoa văn miêu tả một phiên chợ quê ở Đồng bằng Bắc bộ hay họa tiết đàn

chim Việt, nhánh lúa... đã và đang được nhiều thị trường nước ngoài ưa chuộng. Từ

thực tế xuất khâu đồ gốm sứ của Công ty Minh Long I với kim ngạch mỗi năm đạt trên 5 triệu USD, ông Cương cho rằng, các nhà sản xuất kinh doanh hàng gốm sứ nên chú trọng đến việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ. Trong thời gian gần đây, những mặt hàng như bộ đồ chơi của 54 dân tộc ở Việt

Nam, bộ đồ cá cảnh... do Công ty sản xuất chiếm tới 30 - 40% giá trị xuất khâu. Ngoài ra, giám đốc của một công ty gốm sứ đã từng xuất khẩu sản phẩm ra nhiều nước cho rằng, ngoài các yếu tô kỹ thuật như độ trắng, thấu quang, sáng, bóng..., sản phẩm còn phải đáp ứng được yêu cầu về thời trang và văn hóa tiêu dùng của thị trường tiêu thụ. Do đó, muốn thành công, nhà sản xuất còn phải nghiên cứu sâu về công nghệ chế biến sứ cùng đặc điểm của các dòng sản phẩm sứ hiện nay trên thế

giới để sản phẩm làm ra luôn luôn đồng bộ và có chất lượng cao. Thực tế cho thấy,

Cường Phát, Công ty Minh Long I, Công ty gốm sứ Hải Dương... đã rất quan tâm

đến khía cạnh này.

Còn theo các chuyên gia thương mại, ngoài việc đầu tư cho nghiên cứu, hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà sản xuất hàng gốm sứ cần tăng cường tìm hiểu và khảo sát thị trường nước ngoài bằng cách tham dự

các cuộc hội chợ, triển lãm quốc tế hoặc thông qua các cơ quan xúc tiễn xuất khẩu.

Các cán bộ phụ trách kinh đoanh của Công ty Minh Long I cho biết, dịp tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế tổ chức tại Frankfurt (Đức) vừa qua đã giúp Công ty

Một phần của tài liệu tiểu luận tình hình nghiên cứu vật liệu gốm trong 10 năm gần đây (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)