Hoạt động điều tra chống buôn lậu tác động đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 49 - 57)

II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU TỚI KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2. Hoạt động điều tra chống buôn lậu tác động đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế

doanh thương mại quốc tế

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác hại do hoạt động buôn lậu gây ra. Chính vì vậy, hoạt động điều tra chống buôn lậu có tác động to lớn tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.

Sự phát triển của hoạt động điều tra chống buôn lậu sẽ làm gia tăng tính công bằng của thương mại quốc tế. Thật vậy, khi hoạt động điều tra chống buôn lậu phát triển thì tình hình buôn lậu cũng giảm đáng kể. Có

nghĩa là số lượng hàng hoá nhập lậu và xuất lậu trên thị trường sẽ giảm đáng kể. Với số lượng hàng nhập lậu nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu các loại hàng hoá chính ngạch sẽ cạnh tranh tự do và công bằng với nhau.

Khi đó, những doanh nghiệp nào giảm được chi phí nhập khẩu và chi phí phân phối, bên cạnh đó nếu những doanh nghiệp nhập khẩu những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh trên thị trường sẽ là những doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình phát triển vì không bị mối lo ngại cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập lậu. Với môi trường cạnh tranh công bằng như vậy, những doanh nghiệp thắng thế trên thị trường sẽ thường là những doanh nghiệp đạt trình độ kinh doanh cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Chính bởi lý do đó, mà các doanh nghiệp sẽ tập trung cải tiến công nghệ, cách thức làm việc và làm cho hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng phát triển.

Theo dự báo của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, năm 2008, lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh từ 15 đến 20% (khoảng 730 triệu bao). Năm 2007, ước tính thuốc lá lậu vào thị trường Việt Nam khoảng 636 triệu bao, trong đó chiếm hơn 90% là hai nhãn hiệu Jet và Hero. Chỉ tính riêng quý III và quý IV năm 2007 và quý I năm 2008, lực lượng chống buôn lậu đã bắt giữ gần 7 triệu bao thuốc lá nhập lậu. Theo ông Lê Văn Tới, cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị, trong khi các lực lượng chống buôn lậu ở biên giới ra sức chống buôn lậu thì thị trường nội địa lại được bày bán tràn lan, Nhà nước lại đang duy trì cơ chế cho cư dân biên giới có thể mua hàng tối đa 2 triệu đồng/ngày. Theo cơ chế này, một ngày trung bình có 10.000 người qua biên giới gom thuốc lá lậu thì buôn lậu thuốc lá lên tới 20 tỉ đồng/ngày và số lượng thuốc lá có thể lên đến hàng chục triệu gói mà lực lượng chống buôn lậu không thể xử lý được.

Số lượng nhập lậu có thể chưa cho ta thấy được mức độ nguy hiểm của việc nhập lậu, nhưng theo thống kê của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam thì thuốc lá nhập lậu chiếm thị phần rất cao tại các tỉnh phía Nam: Trung bình

cả nước, thuốc lá lậu chiếm 40% thị phần, Tại TP.HCM thuốc lá lậu chiếm 45% thị phần, trong đó Jet và Hero chiếm tới 43% thị phần, các tỉnh Nam bộ thuốc lá lậu chiếm tới 38% thị phần, các tỉnh Tây Nam Bộ thì thuốc lá lậu chiếm tới 80% thị phần. Theo ông Nguyễn Thái Sinh - Chủ tịch Hiệp

hội Thuốc lá VN - thì buôn lậu thuốc lá tác động tiêu cực trực tiếp tới sản xuất trong nước. Ngay quý I/2008, nhiều công ty đã bị sụt giảm sản lượng tới gần 50%.Đặc biệt, nguồn thu thuế trong nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có tới 3.000 tỉ đồng thiệt hại do thất thu thuế từ buôn lậu thuốc lá.

Sau khi gia nhập WTO, Vinataba là doanh nghiệp được nhập khẩu thuốc lá điếu, và xì gà, nhưng các công ty con của Vinataba hiện cũng đang rất dè chừng trong việc nhập khẩu thuốc lá, bởi thị trường thuốc lá ngoại chủ yếu thuộc về các đầu nậu thuốc lá. Hiện tại các lực lượng điều tra chống buôn lậu mỗi năm mới chỉ có thể thu giữ được khoảng 1% số lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam. Từ đó ta có thể thấy nếu công tác điều tra chống buôn lậu phát triển và đạt được hiệu quả thì hiệu quả mang lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc lá rất cao.

Khi hoạt động điều tra chống buôn lậu phát triển, số lượng hàng hoá buôn lậu bị phát hiện nhiều thu về lượng ngân sách rất lớn. Với lượng thuế xuất nhập khẩu thu được, Nhà nước có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đầu tư kinh doanh. Khi có thêm lượng giá trị trên đầu từ vào nền kinh tế, sẽ làm cho cơ sở hạ tầng nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển. Từ đó các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại quốc tế gián tiếp thu

được lợi ích từ những khoản đầu tư vào nền kinh tế do thuế xuất nhập khẩu mang lại.

Khu th ương mại đặc biệt Lao Bảo

Là điểm đầu của con đường xuyên Á - Lao Bảo (Quảng Trị) đã bắt đầu được xây dựng kể từ năm 1998 để trở thành một đặc khu kinh tế - thương mại có cơ chế tự do như chưa từng có, với hy vọng sẽ phát triển như mô hình phát triển tại Thâm Quyến của Trung Quốc. Các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong Lao Bảo là rất lớn. Lợi dụng chính sách đặc biệt dành cho Khu thương mại Lao Bảo là hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong Khu thương mại, nhập khẩu từ nước ngoài vào được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng..., chỉ trong thời gian 2 năm 2006 - 2007, khoảng hơn chục triệu USD rượu ngoại, máy điều hoà nhiệt độ đã được nhập khẩu miễn thuế vào khu KTTMĐB Lao Bảo; và một phần lớn trong số đó đã được một số tổ chức, cá nhân tìm cách cho thẩm lậu về nội địa thu lợi bất chính (Chỉ trong năm 2007 đã có gần 27 ngàn bộ máy điều hoà nhiệt độ trị giá gần 8 triệu USD đã được nhập miễn thuế vào Khu KTTM Lao Bảo. Và, từ đầu năm 2008 đến 16/4/2008, một số DN đã nhập khẩu mặt hàng máy điều hoà nhiệt độ miễn thuế vào khu Lao Bảo với số lượng 6.083 bộ, trị giá 2,1 triệu USD) Về nguyên tắc, số máy điều hoà nhiệt độ, rượu ngoại... miễn thuế này được tiêu thụ trong khu Lao Bảo hoặc xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, một lượng rất lớn đã được thẩm lậu về nội địa dưới nhiều hình thức. Xem bảng theo dõi của các công ty ở đây xuất hiện rất nhiều các nông dân nghèo mà mỗi người có thể mua đến vài chục hoặc vài trăm cái điều hoà, cá biệt có ngưòi dân làm nghề lái xe thồ đứng tên mua 217 bộ??? Điều tra của báo Lao Động cho thấy suốt trong thời gian dài, chính sách ưu đãi hàng miễn thuế ở khu Lao Bảo đã bị lợi dụng, trở thành công cụ tiếp tay cho buôn lậu nhưng chưa được cơ quan chức năng điều chỉnh, kiến nghị sửa đổi.

Chuyện buôn lậu ở Lao Bảo thì còn rất nhiều, từ chuyện nhiều xe ô tô đăng ký biển tại Lao Bảo nhưng lại được sử dụng trên địa bàn Việt Nam (ngoài địa phận Lao Bảo) cho đến năm 2007 rộ lên phong trào chở gỗ lậu về xuôi, nhưng vì cơ quan chức năng siết chặt đường dây buôn bán gỗ lậu chuyển từ Lào tập kết tại Lao Bảo để về xuôi, thì nhiều cư dân đã điêu đứng vì đã đầu tư hết tiền bạc vào những con thuyền nhỏ để chở gỗ lậu thuê. Đầu năm 2008 tại chợ Lao Bảo, tình trạng gia cầm, gạo hết hạn sử dụng... nhập lậu không đóng thuế và không qua kiểm dịch tràn lan và ngang nhiên bày bán trong chợ. Những hàng hoá như rượu, đường, mỹ phẩm giả... thì đã tồn tại nhiều năm nay.

Tình hình buôn lậu tại Lao Bảo nhộn nhịp như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế tại đây thì một bộ phận chạy theo lợi nhuận của việc lợi dụng chính sách buôn lậu mà không chú tâm tới hoạt động kinh doanh thực tế của mình, họ thực sự bị mờ mắt bởi khoản lợi nhuận có được do trốn thuế mang lại. Chính sách của Nhà nước chỉ khiến hơn chục doanh nghiệp là hưởng lợi, còn khoảng 40.000 dân đa số là đồng bào thiểu số nghèo ở đây thì không cải thiện được cuộc sống của mình. Khi những hàng rượu lậu, máy điều hoà được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, ngoài việc Nhà nước bị thất thu thuế thì những doanh nghiệp làm ăn chân chính là phải chịu thiệt hại do sức ép cạnh tranh và sự co hẹp về thị trường.

Kết quả sau gần chục năm hoạt động, sự phát triển của Khu thương mại Lao Bảo vẫn chỉ vẻn vẹn như một khu chợ với những mặt hàng nghèo nàn chủ yếu xuất xứ tại Trung Quốc... Có nhiều lý do cho sự phát triển chậm trễ này là sức ép từ đối thủ cạnh tranh, cơ sở hạ tầng... tuy nhiên không ai phủ nhận được là nguyên nhân chủ yếu lại chủ yếu nằm ở sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động buôn lậu. Trước tình hình như vậy, việc các nhà kinh

doanh, các nhà đầu tư nản lòng khi muốn đầu tư vào Khu thương mại cũng là đương nhiên.

Vào ngày 26/3/2008, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành công văn số 671 chỉ đạo các ngành hải quan, công an, bộ đội biên phòng tỉnh.. khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý các hoạt động buôn lậu tại Lao Bảo.

Vấn đề ở đây, vẫn là làm sao có một chính sách thật phù hợp chứ không phải cứ theo một “mô hình” nào đó đã là tốt. Và cần gia tăng củng cố lại lực lượng chống buôn lậu tại khu vực này. Khi có sự thay đổi hợp lý của chính sách, sự gia tăng của hoạt động điều tra chống buôn lậu ở đây, tình trạng buôn lậu sẽ giảm mức tối đa và sẽ giải quyết được những vấn đề đã nêu ra.

Xuất lậu than tại Quảng Ninh đầu năm 2008

Trong thời gian đầu năm 2008, sự kiện đáng chú ý nhất là việc xuất lậu than từ Quảng Ninh sang Trung Quốc. Việc xuất lậu than sang Trung Quốc đã có từ hàng chục năm nay, nhưng tình hình thực sự nóng trong thời gian gần đây.Bắt đầu từ cuối tháng 3 đầu năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Cục Hải quan, bộ đội biên phòng... mở đợt cao điểm xử lý những hành vi trái pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than.

Ngày 9/4/2008 lực lượng biên phòng Quảng Ninh đã bắt giữ 104 tàu chở hơn 100.000 tấn than, trong đó chỉ có 3 tàu là có đủ chứng từ hợp lệ. Theo Tỉnh ủy Quảng Ninh, trung bình mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn than được xuất lậu qua biên giới, tương ứng với thiệt hại 4.500 tỉ đồng mỗi năm. Đó là những con số đáng kinh hoàng, bởi than thổ phỉ ở Quảng Ninh không thể đạt được một nửa con số đó. Nguyên nhân chính do Ông Nguyễn Duy Hưng - Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh phân tích là do Bộ Công Thương tại các

Thông tư số 04 và 05/2007/TT-BCT đã xác định than không phải là mặt hàng cấm, mà chỉ là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của Bộ Công Thương, thương nhân khi làm thủ tục xuất khẩu than phải chứng minh nguồn gốc than hợp pháp là nguồn than được khai thác do các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Theo báo cáo của Công an tỉnh Quảng Ninh qua khảo sát 20 đơn vị thành viên TKV (Tổng công ty than và khoáng sản Việt Nam), trong số 61 hợp đồng đã được ký thì có tới 37 hợp đồng thuê các đơn vị ngoài ngành than (trong đó thực hiện cả việc xúc than nguyên khai, gia công chế biến tận thu và vận chuyển than). Công việc này ban đầu được giao cho Cty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ TKV nhưng Cty này đã thuê lại các DN khác. Tính đến hết quý I/2008, các DN bên ngoài được thuê đã vận chuyển khoảng 6 triệu tấn than! Việc thuê lượng lớn máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải vào khai trường đã dẫn đến hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa các đơn vị để vận chuyển khai thác than đưa ra ngoài tiêu thụ.

Ngay sau khi những sự kiện trên xảy ra, Cục Điều tra chống buôn lậu cùng một số đồng chí trong Tổng Cục Hải quan đã đến Chi cục Hải quan Vạn Gia và chỉ đạo Cục Hải quan Quảng Ninh tổ chức cuộc họp để báo cáo đoàn công tác. Sau chuyến công tác, Tổng cục hải quan báo cáo lên lãnh đạo Bộ. Theo báo cáo ( Tổng cục Hải quan báo cáo lên Lãnh đạo Bộ ngày 24/4/2008) thì: Không thể nói là không có hiện tượng xuất lậu than qua biên giới thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, bởi vì do đặc thù biên giới rất phức tạp ; lực lượng của các ngành chức năng mỏng ; phương tiện, trang bị còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khẳng định không có bằng chứng nào về sự thông đồng của biên phòng, Hải quan trong việc xuất lậu than qua biên giới. (Báo cáo cũng cho biết khu

vực vùng nước thuộc địa bạn hoạt động của Hải quan Vạn Gia quản lý không thể có điều kiện cho phép hơn 200 con tầu cùng lúc neo đậu kể cả khi mực nước thuỷ triều ở mức cao nhất do luồng tàu đi lại rất hẹp, nước chảy xiết, một bên là đá ngầm, một bên là doi cát ngầm rất dễ bị đâm va tai nạn hoặc mắc cạn nếu tàu đi không đúng luồng. Từ thực tế trên, khẳng định cùng một lúc có hơn 200 con tàu với trọng tải hàng ngàn tấn neo đậu tại đây rồi đồng loạt bỏ chạy do báo Tiền Phong đưa tin ngày 21/4/2008 là không đúng).

Các cơ quan chức năng kiên quyết triệt phá các đầu nậu khai thác, xuất lậu than trái phép trong tháng 6/2008. Nếu như các cơ quan chức năng, các lực lượng chống buôn lậu không ta tay thì mỗi ngày có đến hàng trăm ngàn tấn than chuyển lậu qua biên giới. Khi các cơ quan chức năng ra tay triệt để và có sự phối hợp giữa các bộ phân khác nhau để cùng đồng tâm triệt phá buôn lậu thì kết quả rất khả quan. Khi chiến dịch này thành công thì sự trong sạch sẽ trở lại với vùng than, sẽ không còn những hiện tượng ăn cắp một lượng lớn tài nguyên đất nước để mang đi bán rẻ và làm lợi cho một số cá nhân, sẽ không còn những cái chết thương tâm của thợ mỏ do sự thiếu an toàn của những lò than thổ phỉ mang lại, và các doanh nghiệp xuất khẩu than làm ăn chân chính có cơ hội để phát triển.

Hoạt động điều tra chống buôn lậu khi đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh xã hội là đã làm gia tăng tính hấp dẫn của thị trường Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế. Và điều này trong thời gian qua đã làm gia tăng đầu tư cho ngành kinh doanh thương mại quốc tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam thì có lý do quan trọng là Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, và có khả năng phát triển kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w