CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRƯỜNG CHUYỂN MẠCH QUANG THỰC TẾ
7 10 4ms 0.6 dB 25 dB 0.15dB
10 4ms 0.6 dB 25 dB 0.15dB Hãng Luminos Industrie s Quang cơ khí 1x2 7ms 0.7dB0.3- -75dB Hãng Sercalo MEMS 2x2 0.4ms 0.5 dB 55dB 0.04dB Hãng Yenista Optics MEMS 2x2 30ms <1dB >55dB >65dB <0.1dB Hãng BPI MEMS 2x2 ≥ 7 10 3-5ms 0.5- 0.8dB 55dB35- 55dB30- ≤0.05dB Hãng JDSU Lithium Niobat 2x2 <8ns ≤5dB ≤45dB Hãng Eospace Lithium Niobat 2x2 <10ns <3dB >20dB
Bảng 3.9: So sánh các thiết bị chuyển mạch quang của các hãng
Qua một vài thiết bị chuyển mạch quang của các hãng trong thưc tế, có thể nhận thấy mỗi thiết bị có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Những thiết bị chuyển mạch quang cơ khí hay chuyển mạch MEMS có thể thấy là thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, các chuyển mạch này
đa phần đều có thời gian chuyển mạch cỡ ms, có thiết bị lên tới thời gian chuyển mạch 30ms. Đây là một hạn chế lớn của hai loại chuyển mạch này. Bên cạnh đó, chuyển mạch quang cơ khí và chuyển mạch MEMS còn gặp phải hạn chế như suy hao ghép nối lớn, các thiết bị cơ khí sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn dẫn tới khó khăn trong việc điều chỉnh chính xác vị trí chuyển mạch. Song, các hãng sản xuất cũng đã nghiên cứu và phát triển những thiết bị chuyển mạch này hoạt động ngay cả hàng tỉ lần chuyển mạch thì chất lượng chuyển mạch cung cấp vẫn trong giới hạn. Với thời gian chuyển mạch cỡ ms thì các thiết bị chuyển mạch quang cơ khí hay chuyển mạch MEMS thường được ứng dụng vào các chuyển mạch bảo vệ của hệ thống thông tin quang.
So với các thiết bị chuyển mạch quang cơ khí hay chuyển mạch MEMS với thời gian chuyển mạch cỡ ms thì chuyển mạch quang Lithium Niobat nổi bật lên với ưu điểm là thời gian chuyển mạch nhanh, cỡ ns. Các thiết bị chuyển mạch quang Lithium Niobat có thể đáp ứng được yêu cầu về tốc độ chuyển mạch nhanh, về sự đa dạng của dung lượng, phù hợp với các chuyển mạch cỡ ns, các chuyển mạch gói. Nếu như các chuyển mạch quang cơ khí hay chuyển mạch MEMS, chất lượng sẽ bị suy hao theo thời gian thì các chuyển mạch quang dựa trên tinh thể Lithium Niobat hầu như không bị ảnh hưởng về mặt chất lượng chuyển mạch. Thời gian duy trì chất lượng chuyển mạch có thể nói là vô cùng bởi vì tinh thể Lithium Niobat không bị biến chất theo thời gian. Bên cạnh đó, các thiết bị chuyển mạch quang Lithium Niobat cũng ít bị ảnh hưởng bởi các tham số suy hao. Có thể nói chuyển mạch quang Lithium Niobat là linh kiện mạch tối ưu cho các mạng viễn thông cáp quang hiện nay và tương lai.
Tổng kết chương 3:
Trong chương 3 đã đi giới thiệu về một số thiết bị chuyển mạch quang của các hãng sản xuất trong thực tế, đưa ra những tham số kỹ thuật cơ bản của các thiết bị đó. Đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của từng thiết bị, và những ứng dụng phù hợp với những thiết bị đó. Qua đó cũng cho thấy cần phải tiếp tục
nghiên cứu và tìm hiểu để có thể duy trì ưu điểm, khắc phục nhược điểm, đưa ra được những thiết bị được ứng dụng triển khai trong mạng viễn thông nước ta.
KẾT LUẬN
Đồ án đã tập trung vào 3 vấn đề chính:
Thứ nhất, đồ án đã tìm hiểu tổng quan về chuyển mạch quang, đưa ra phân loại phần tử chuyển mạch quang và một số tham số cơ bản dùng để đánh giá các phần tử chuyển mạch quang
Thứ hai, đồ án đã trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động của một số phần tử chuyển mạch quang
Thứ ba, đồ án đã giới thiệu một số sản phẩm chuyển mạch quang trong thực tế của một số hãng, đưa ra được đánh giá chung cho một số sản phẩm.
Với việc “Tìm hiểu một số phần tử chuyển mạch quang”, đồ án đã đánh giá và khẳng định vai trò của một số phần tử chuyển mạch quang. Bên cạnh các chuyển mạch quang cơ khí, chuyển mạch MEMS, chuyển mạch quang nhiệt,…thì chuyển mạch quang dựa trên tinh thể Lihium Niobat nổi bật lên với những ưu điểm về mặt chất lượng, dung lượng, tốc độ và thời gian chuyển mạch của mình. Đây cũng là hướng đi tối ưu cho các nhà khai thác mạng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của mạng truyền tải. Từ đó đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu để đưa ra những thiết bị chuyển mạch quang ngày một hoàn thiện hơn.
Trong quá trình học tập tại Học viện, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trong Học viện. Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo trong Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Em cũng xin cảm tới bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện đề tài này này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Trung Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Phương