II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp:
Vấn đề hiệu quả kinh tế được các nhà kinh tế học trên thế giới đi sâu nghiên cứu từ những năm 1930, đặc biệt nó được tập trung nghiên cứu trong những năm 1960. Thế nào là quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế? Những biểu hiện của hiệu quả kinh tế là gì?… Đó là những nội dung được đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản lý và điều hành sản xuất quan tâm nghiên cứu.
Từ trước tới nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Quan điểm thứ nhất coi hiệu quả sản xuất kinh doanh là biểu hiện của kết quả sản xuất trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quản điểm này muốn quy hiệu quả về một chỉ tiêu cụ thể nào đó. Quan điểm này là chưa hợp lý. Kết quả sản xuất có thể tăng lên do tăng chi phí hoặc mở rộng việc sử dụng các nguồn dự trữ.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó(hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh) chứ không phải giá trị”. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh.
- Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí sản xuất bỏ ra”. Ưu điểm của quan diểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng chi phí. Tuy nhiên quan
điểm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. ở đây họ chỉ đề cập đến chi phí thực tế mà bỏ qua nguồn lực của chi phí đó. Quan điểm này chỉ muốn nói vè cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không toát lên ý niệm của vấn đề.
- Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo sự tăng trưởng kinh tế, phản ánh quá trình sử dụng các loại chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định”. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ đứng trên góc độ biến động theo thời gian.
Qua những quan điểm và phân tích ở trên ta đưa ra khái niệm bao quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở lên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ".
* Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định vơí chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất bị bỏ qua, hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ xung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy được lợi ích thực sự. Cách tính toán như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
Các chỉ tiêu hiệu quả được tính qua các bảng dưới đây.
Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (ngh.đ) 69.573.600 105.349.000 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vcđ (ngh.đ) 70.832.670 92.375.630 Vlđ(ngh.đ) 11.536.380 14.325.860 V (ngh.đ) 82.369.050 106.710.490 T(người) 1270 1739 1. DT / V 0,845 0,987 2. LK / V 0,266 0,266 3. V / DT 1,183 1,013 4. V/ LK 3,76 3,76 5. V/ T 64.858 61.363 6. Vcđ/V 0,860 0,866 7. Vlđ / V 0,140 0,134
Bảng 10: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vcđ(Nghìn đồng) 70.832.670 92.375.630 T (người) 1270 1739 1. DT/ Vcđ 0,982 1,140 2. LK/ Vcđ 0,309 0,307 3. Vcđ/T 55.774 53.119 4. Vcđ/DT 1,018 0,877 5. Vcđ/LK 3,236 3,257
Bảng 11: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vlđ (Nghìn đồng) 11.536.380 14.325.860 1. DT/ Vlđ 6.03 7,35 2. LK/ Vlđ 1,897 1,978 3. Vlđ/DT 0,166 0,136 4. Vlđ/LK 0,527 0,505
Bảng 12: Các chỉ tiêu NSLĐ Năm Chỉ tiêu 2006 2008 DT (Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 Vcđ(Nghìn đồng) 70.832.670 92.375.630 Vlđ(Nghìn đồng) 11.536.380 14.325.860 V (Nghìn đồng) 82.369.050 106.710.490 T (người) 1270 1739 1. DT/T 54.782,36 60.580,22 3. Vcđ/T 55.773,76 53.119,98 4. Vlđ/T 9.083,76 8.237,98 5. V/T 64.857,52 61.363,13 6. T/DT 0,0000183 0,0000165
2. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Quy mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng của nó là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc quản lý sử dụng vốn cố định được coi là vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
Xí nghiệp xe điện Hà Nội là một doanh nghiệp công ích xã hội nên không đặt cao vấn đề lợi nhuận. Mục tiêu chính của xí nghiệp là góp phần xây
dựng mạng lưới giao thông quốc gia, giải quyết nhu cầu di chuyển của người dân. Vì thế thay vào việc phân tích chỉ tiêu doanh thu em xin phân tích chỉ tiêu số khách hàng phục vụ để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Ở Xí nghiệp xe điện Hà Nội vốn lưu động chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn của Xí nghiệp nên em chỉ đi vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó có thể cho thấy được hiệu quả sử dụng tổng vốn của xí nghiệp
Bảng 13: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định Năm Chỉ tiêu 2006 2008 δ t(%) a(%) DT(Nghìn đồng) 69.573.600 105.349.000 151,42 51,42 LK (người) 21.886.500 28.334.800 Vcđ(Nghìn đồng) 70.832.670 92.375.630 130,41 30,41 T (người) 1270 1739 469 136,93 36,93 1.HiệunăngVCD HVCĐ=DT/ Vcđ 0,982 1,140 0,158 116,08 16,08
2. Suất tiêu hao Vcđ H’VCĐ=Vcđ/DT (Ngh.đ/Ngh.đ) 1,018 0,877 -0,141 86,15 -13,85 3.Vcđ/LK (Ngh.đ/người) 3,236 3,257 0,021 100,65 0,65 4. Mức trang bị Vcđ cho một LĐ M Vcđ= Vcđ/T (Ngh/Người) 55.774 53.119 -2.655 95,24 4,76
Theo số liệu bảng 13 ta nhận thấy:
Hiệu năng vốn cố định của Công ty năm 2008 so với 2006 tăng. Cụ thể năm 2006 cứ một đồng tiền vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thu được 0,982 đồng doanh thu, sang năm 2008 cứ một đồng tiền vốn cố định đưa
vào sản xuất kinh doanh thu được 1,14 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do năm 2008 Xí nghiệp tăng vốn cố định lên 30,41%, doanh thu tăng 51,42%, vì trong năm 2008 cả giá vé và lượt khách đều tăng mạnh nên doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh, xí nghiệp đang đầu tư và sử dụng rất có hiệu quả vốn cố định.
Năm 2008 so với năm 2006 thì số chênh lệch và tốc độ phát triển của suất tiêu hao vốn cố định tương ứng < 0 và < 1, phản ánh hiệu quả vốn cố định của Công ty năm 2008 cao hơn so với năm 2006.
Chỉ tiêu Vcđ/LK cho biết ở năm 2006 để phục vụ một lượt khách tiêu hao mất 3,236 ngh.đ Vcđ sang năm 2008 để phục vụ một lượt khách tiêu hao mất 3,260 ngh.đ Vcđ. Phản ánh để phục vụ một lượt khách Xí nghiệp phải bỏ ra một lượng Vcđ nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ lượng vố cố định mà xí nghiệp bỏ ra đã dần phát huy hiệu quả hơn.
Mức trang bị vốn cố định cho một lao động của Xí nghiệp năm 2008 so với 2006 không thay đổi nhiều, giảm từ 55.774 ngh.đ/ng năm 2006 xuống còn 53.119 ngh.đ/ng trong năm 2008, tức giảm 2.655 ngh.đ/ng hay giảm 4,76%. Điều này cho thấy dù Vcđ đã tăng rất nhanh 30,41% nhưng tốc độ tăng lao động còn lớn hơn 36,93%.
3. Phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào dù trong bất cứ ngành nghề nào, lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong kết quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy sử dụng bao nhiêu lao động, cơ cấu như thế nào cho hiệu quả là vấn đề sống còn được đặt ra với mỗi doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết số lượng lao động và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản suất của doanh
nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.
Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của lao động ta phân tích hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp xe điện Hà Nội dựa vào các chỉ tiêu sau:
Bảng 14: Biến động các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Năm Chỉ tiêu 2006 2008 (δ) T(%) a(%) Doanh thu(1000đ) 69.573.600 105.349.000 35.775.400 151,42 51,42 F ( 1000đ ) 19.682.460 48.801.032 29.118.572 247,94 147,94 T ( người) 1270 1739 469 136,93 36,93 1. NSLĐ theo doanh thuWDT=DT/T (ngh.đ/người) 54.782,36 60.580,22 5.797,86 110,58 10,58 3. Hiệu quả chi phí tiền
lương HF=DT/F (ngh.đ/ngh.đ)
3,535 2,159 -1,376 61,07 38,93
Nhìn vào bảng V ta thấy rằng:
+ Năng suất lao động theo doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2006 tăng từ 54.782,36 ngh.đ/người lên 60.580,22 ngh.đ/người, tức tăng một lượng tuyệt đối là 5.797,86 ngh.đ/người hay tăng 10,58% . Có thể giải thích điều này là do doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2006 tăng mạnh hơn so với mức tăng của lao động ( tăng từ 69.573,600 nghìn đồng lên 105.349.000 nghìn đồng hay tăng 51,42% ) trong khi đó số lao động năm 2008 so với năm 2006 tăng 36,93%.
+ Hiệu quả chi phí tiền lương của Công ty năm 2008 so với năm 2006 giảm từ 2,535 ngh.đ/người xuống 2,159 ngh.đ/người. Lý do vì doanh thu của Công ty tăng nhanh nhưng không theo kịp mức tăng của tổng quỹ lương, từ 19.682.460 đồng năm 2006 lên 48.801.032 đồng năm 2008.
Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự biến động năng suất lao động theo doanh thu cũng như vai trò, mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố ứng với sự biến động đó ta sử dụng phương pháp chỉ số để phân tích.
Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động năng suất lao động theo doanh thu của công ty năm 2008 so với năm 2006 do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: HVcđ
- Mức trang bị vốn cố định cho 1 lao động: M Vcđ
Bảng 14: Bảng số liệu về năng suất lao động theo doanh thu của công ty Chỉ
tiêu W0 W1 HVcđo HVcđ1 MVcđo MVcđ1
HVcđoxMVcđ 1 Trị số 54.782,36 60.555,66 0,982 1,140 55.774 53.119 52.162,86 W = HVcđ x M Vcđ 0 V 0 V 1 V 0 V 1 V 0 V 1 V 1 V 0 1 M . H M . H x M . H M . H W W =
Thay số vào phương trình trên ta được:
5460..555782,,3666 = 6052..162555,,6686x5452..162782,,3686
1,105 = 1,161 . 0,952 10,5% 16,1% 95,2%
BĐ tuyệt đối (ngh.đ): ∆W = ∆W(HVC) + ∆W(MVC) 5.773,30 = 8.392,80 + -2619,50 BĐ tương đối(%) 10,5% 15,3% -4,8% Ta có 0 W W ∆ = 0 ) ( W H W VC ∆ + 0 ) ( W M W VC ∆ 10,5% = 15,3% - 4,8%
NSLĐ theo doanh thu của Xí nghiệp năm 2008 so với 2006 tăng 5.773,3 ngh.đ/người hay tăng 10,5% là do:
- Do hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2008 so với 2006 tăng 16,1% làm năng suất lao động theo doanh thu tăng một lượng tuyệt đối là 8.392,80 ngh.đ/ người hay tăng15,3%
- Do mức trang bị vốn cho một lao động năm 2008 so với 2006 giảm 4,8% làm năng suất lao động theo doanh thu giảm một lượng tuyệt đối là 2619,502ngh.đ/ng hay giảm 4,8%.
Như vậy, nhân tố chính ảnh hưởng làm tăng năng suất lao động theo doanh thu là do hiệu suất sử dụng tổng vốn.
4. Phân tích ý thức lao động trong Xí nghiệp
Bảng 15: Số liệu thống kê vi phạm của lao động
Chỉ tiêu 2006 2008 a(%)
Số lần LĐTT vi phạm 1017 673 -33,82
Số vụ vi phạm thất thoát DT 47 240 489,4
LĐTT vi phạm/tổng số vi phạm 0,836 0,621 -25,72
Tổng số vi phạm/T 0,957 0,623 -34,9
Số vụ vi pham thất thoát DT/tổng số vi phạm
0,038 0,221 481
Trong năm 2006 số vụ vi phạm nội quy của Xí nghiệp lên đến 1216 vụ chiếm 95,7% trong tổng số lao động. Trong đó lao động trực tiếp vi phạm chiếm đến 83,6%, lao động gián tiếp vi phạm 16,4%. Điển hình có 47 vụ vi phạm do lao động gian lận doanh thu bán vé vụ chiếm 3,8% trong tổng số vụ vi phạm.
Sang năm 2008 tình hình vi phạm lao động giảm 10,86%, tỉ lệ lao động vi phạm trong tổng số lao động giảm đáng kể giảm 34,9%. Ý thức lao động của lao động trực tiếp đã tiến bộ hơn chiếm 62,1% số vi phạm. Tuy nhiên ở khối lao động gián tiếp con số này lại tăng đáng kể chiếm 37,9% trong tổng số vi phạm. Điều đặc biệt đáng báo động là số vụ vi phạm nghiêm trọng(gian lận doanh thu)có xu hương tăng mạnh tăng hơn 5 lần so với năm 2006, chiếm 22,1% trong tổng số vi phạm.
III. Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
Mục đích của việc nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty xe điện Hà Nội là tìm ra mặt được, mặt chưa được, cùng với các nguyên nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp cho công ty có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy thách thức.
1. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Phát huy những kết quả đạt được của những năm trước, tập thể lãnh đạo cùng công nhân xí nghiệp đã đoàn kết vươn lên mọi thách thức để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch đã đạt ra.
Quá trình triển khai phấn đấu thực hiện kế hoạch trong môi trường khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường công ty đã gặp không ít khó khăn, thách thức, song công ty đã có những thành công nhất định.
Nguyên nhân khách quan là:
Công ty xí nghiệp điện Hà Nội đã được Sở Giao thông công chính Hà Nội giao kế hoạch ngay từ đầu, lại thường xuyên được Sở quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong mọi mặt của sản xuất kinh doanh, kể cả trong đầu tư cải