Hìn ha Hình b

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ và khôi phục dữ liệu cho hệ thống DWDM ứng dụng trên mạng đường trục Việt Nam (Trang 34 - 39)

Hình b

Các nút trong mạng là các OXC và trên một sợi ta có thể truyền đơn hướng hoặc hai hướng, nhưng trong trường hợp OCh –DPRing hai sợi một sợi cho dự phòng và một sợi cho hoạt động thì ta phải truyền hai hướng. Vi dụ như hình 2-3, hình a ở tình trạng chưa xảy ra sự cố, hình b ở tình trạng sự cố.

Trường hợp OCh –DPRing bốn sợi (trong đó hai sợi dành cho lưu lượng hoạt động, còn hai sợi dành cho dự phòng ). Ở trường hợp này nếu truyền lưu lượng hai hướng thì sẽ thực thi bảo vệ 1+1 mềm dẻo hơn và yêu cầu ít bước sóng hơn trường hợp OCh –DPRing hai sợi nhưng lại tốn kém.

Ví dụ về OCh –DPRing bốn sợi đơn hướng được mô tả trong hình 2-4, hình a ở tình trạng chưa xảy ra sự cố, hình b ở tình trạng sự cố.

Nút ANút D Nút D Nút B Nút C

Nút ANút D Nút D Nút B Nút C

Sợi hoạt động Sợi dự phòng Sợi dự phòng chuyển sang.

s

Hình 2.4 OCh –DPRing bốn sợi đơn hướng ở điều kiện bình thường và khi có sự cố.

Hình aHình b Hình b

Giả sử ta có một mạng vòng ring bốn nút, mỗi nút yêu cầu 3 bước sóng để truyền thông với ba nút kia nếu không tái sử dụng bước sóng thì tổng bước sóng yêu cầu lên

tới 6. Tổng quát một mạng OCh –DPRing bốn sợi có N nút sẽ yêu cầu 2

)1 1 .(N

N

sóng. Nếu cho phép sử dụng lại các bước sóng, ví dụ các đoạn kề nhau có thể chia sẻ cùng bước sóng thì tổng số bước sóng giảm xuống 3 nhưng yêu cầu thực thi chuyển mạch bảo vệ ở cả hai đầu cuối để tránh xung đột bước sóng trên sợi bảo vệ khi xảy ra sự cố.

Mô hình chức năng của OCh–DPRing có thể tham chiếu mô hình bảo vệ ring đoạn ghép kênh SDH (MS-SPRing) với giả thiết không thực thi bảo vệ ở tầng SDH mà bảo vệ ở mức kênh quang.

Hướng đông Hướng tây

Hinhg 2-5. Mô hình chức năng của một nút OCh –DPRing Lớp OTS Lớp OMS Bộ ghép kênh Bộ khuếch đại Bộ khuếch đại Lớp OCh Lớp SDH, ATM hoặc IP

2.2.1.3. Bảo vệ chia sẻ cho cấu hình điểm -điểm.

Chia sẻ là một cách để giảm dung lượng thừa dành cho dự phòng và số lượng các tuyến quang cần phải quản lý.

.. . . TX 1 TX n . . . TX 1 TX n

Kênh báo hiệu

Hình 2-6. Mạng WDM bảo vệ chia sẻ 1:N

Trong bảo vệ chia sẻ kênh quang (chia sẻ tuyến), ở thời điểm thiết lập phiên liên lạc cho một đường ban đầu, xác định một đường dự phòng và một bước sóng dành riêng. Một tuyến quang bảo vệ giữa hai nút được thiết lập để bảo vệ cho N tuyến quang hoạt động giữa hai nút đó.

Bước sóng dự phòng dành riêng trên các đoạn của đường dự phòng có thể chia sẻ với các đường dự phòng khác giúp cho giải pháp này có chi phí hiệu quả hơn bảo vệ tuyến riêng nhưng cũng yêu cầu nhiều báo hiệu hơn và phải cấu hình lại các OXC kết cuối của các kênh WDM chia sẻ mà tuyến hoạt động cần được hồi phục. Điều này sẽ làm tăng thời gian trễ hồi phục để thực hiện truyền các bản tin báo hiệu tới các thành phần và cấu hình lại tất cả các OXC.

2.2.1.4. Bảo vệ chia sẻ cho cấu hình Ring (OCh -SPRing).

Xét ring hai sợi truyền thông hai hướng giữa các nút. Trong điều kiện bình thường, mỗi sợi hoạt động trên một bước sóng khác nhau (λ1 thuận chiều kim đồng hồ và λ2 ngược chiều kim đồng hồ). Nếu một đoạn hay một nút bị sự cố thì các nút kề cận sẽ định tuyến lại các bước sóng cho đoạn sự cố đó, chia sẻ dung lượng của các sợi giữa hai kênh quang. OCh–SPRing thường được dùng để cung cấp bảo vệ quang cho các ring SDH hai sợi. Việc định tuyến lưu lượng liên quan được thực hiện ở lớp điện bởi thiết bị SDH, các kênh quang chỉ tồn tại giữa các nút kề nhau tương đương với các đoạn vật lý nút -tới -nút.

Ví dụ truyền thông giữa hai nút A và nút D như hình vẽ 2-7, hình a ở tình trạng chưa xảy ra sự cố, hình b ở tình trạng sự cố. Như trình bày ở trên thì λ1 được truyền trên sợi quang thứ nhất thuận chiều kim đồng hồ, λ2 truyền trên sơi thứ hai ngược chiều kim đồng hồ. Khi xảy ra sự cố đoạn thì nút A tự động chuyển mạch bảo vệ bước sóng λ1 lên sợi quang thứ hai ngược chiều kim đồng hồ.

λ1λ1 λ1 λ1

Hình 2-7. OCh–SPRing khi bình thường và khi sự cố đoạn

λ2λ1 λ1

Nút DNút C

Một phần của tài liệu Cơ chế bảo vệ và khôi phục dữ liệu cho hệ thống DWDM ứng dụng trên mạng đường trục Việt Nam (Trang 34 - 39)