Quản lý tốt quĩ tiền mặt:

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn tại công ty TNHH Duy Thịnh (Trang 45 - 46)

Tiền mặt là một bộ phận của vốn lưu động nhưng có tầm quan trọng đặc biệt bởi các đặc trưng riêng của nó. Nếu dự trữ quá lớn sẽ làm tăng chi phí, còn nếu dự trữ quá mỏng thì sẽ hạn chế khả năng thanh toán, có thể làm tăng chi phí và mất cơ hội đầu tư. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt hơn quĩ tiền mặt của công ty , đảm bảo có đủ lượng tiền thanh toán cần thiết nhưng lại không bị lãng phí. Trong quá trình kinh doanh nhiều khi không thể dự kiến chính xác được lượng chi tiêu trong kỳ. Bởi vậy mà cần phải có mức dự trữ tiền mặt trong một khoảng dao động. Tức là lượng tiền sẽ biến thiên từ tiệm cận thấp đến tiệm cận cao. Để điều tiết xử lý lượng tiền thừa, thiếu so với khoảng dự kiến thì công ty cần đầu tư chứng khoán. Nếu lượng tiền mắt ở dưới mực giới hạn dưới thì Công ty phải bán chứng khoán để thu tiền mặt về. Ngược lại nếu ở trên mức giới hạn trên thì công ty sử dụng số tiền vượt quá đó để mua chứng khoán.

Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản sau:

- Mức dao động của thu chi ngân sách hàng ngày lớn hay nhỏ. Công ty cần thống kê để nắm bắt tình hình dao động này.

- Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán. Nếu chi phí này lớn thì công ty nên giữ tiền mặt nhiều hơn, và khi đó khoảng dao động của tiền mặt cũng lớn.

- Lãi suất tiền gửi ngân hàng. Khi lãi suất tiền gửi ngân hàng lớn công ty sẽ giữ lại ít tiền hơn, khoảng dao động tiền mặt sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn tại công ty TNHH Duy Thịnh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w