EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Một phần của tài liệu sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 55 - 56)

Tỉ suất thu nhập trên cổ phiếu hay gọi tắt là EPS, là chỉ số nói lên phần lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần. Đây cũng có thể coi như phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu, nên nó được coi như là chỉ số xác định khả năng lợi nhuận của một công ty (hay một dự án đầu tư).

EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu.

EPS = (Lợi nhuận ròng – Tổng cổ tức ưu đãi)/Tổng cổ phiếu thường

Trong việc tính toán EPS, khi chia cho “Tổng cổ phiếu thường”, sẽ chính xác hơn nếu ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kì để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kì.

Một khía cạnh cũng rất quan trọng của EPS là lượng vốn cần thiết để tạo ra lợi nhuận ròng (net income) trong công thức tính trên. Hai doanh

hơn_tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kĩ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/E

Trong mô hình hệ số P/E, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa P/E và tỉ lệ tăng trưởng của EPS (g) có mối tương quan dương. Nếu cổ phiếu có tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E của cổ phiếu đó có xu hướng tăng theo.

● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/BV

Trong mô hình hệ số P/BV, P/BV là hàm tăng đối với tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận. Nếu tỉ lệ tăng trưởng EPS của cổ phiếu càng cao thì hệ số P/BV của cổ phiếu có xu hướng tăng theo.

● Ảnh hưởng của EPS tới mô hình hệ số P/S

Cũng tương tự như mô hình hệ số P/E và P/BV, trong mô hình hệ số P/ S thì P/S là hàm tăng của tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận. Nếu tỉ lệ tăng trưởng của một cổ phiếu cao thì hệ số P/S của cổ phiếu đó có xu hướng cao theo.

Một phần của tài liệu sử dụng một số hệ số tài chính trong định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 55 - 56)