Về huy động vốn

Một phần của tài liệu Vai trò tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 39 - 43)

2. Định hớng cho hoạt động tín dụng Ngân Hàng

2.1. Về huy động vốn

Về điều hành chính sách tiền tệ để hỗ trợ các ngân hàng thơng mại huy động vốn dài hạn: Ngân hàng Nhà nớc điều hành lãi suất và tỷ giá trong mối quan hệ hợp lý với kiểm soát lạm phát ở mức thấp để tạo sự ổn định của thị trờng tiền tệ, qua đó tạo lòng tin của dân chúng vào đồng Việt Nam. Điều này là cơ sở quan trọng để các ngân hàng thơng mại có thể huy động đợc nguồn vốn dài hạn từ nền kinh tế. Nghiên cứu, thực hiện mở rộng phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc nhằm tăng cờng khả năng kiểm soát và điều tiết

tiền tệ của ngân hàng Nhà nớc và khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng c- ờng huy động vốn với thời hạn dài khi điều kiện cho phép.

Hoàn thiện cơ chế về huy động vốn. Việc ban hành những quy định mang tính nguyên tắc của ngân hàng Nhà nớc vừa tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất việc phát hành giấy tờ có giá, vừa tạo quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng trong việc quyết định hình thức huy động, lãi suất và các điều kiện, điều khoản của giấy tờ có giá nhằm huy động đợc vốn đáp ứng yêu cầu đầu t tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động.

Để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế t nhân có thể tiếp cận đ- ợc với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng cần có một số giải pháp sau:

-Các ngân hàng cần u tiên đầu t đổi mới công nghệ thay thế máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu. Xây dựng hệ thống đăng kí thế chấp, tiến tới nối mạng toàn quốc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống hành vi lạm dụng, lừa đảo trong hoạt động thế chấp.

-Có biện pháp giảm thiểu tối đa tình trạng hình sự hoá hoạt động tín dụng sẽ là điều kiện để các ngân hàng tăng cờng cho các đối tợng của kinh tế t nhân vay vốn có thế chấp hoặc tín chấp.

-Cần có chính sách đào tạo lại nhằm cập nhật nâng cao kiến thức trình độ cho cán bộ, nhân viên. Đặc biệt cần nâng cao trình độ thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để ngân hàng vay vốn có hiệu quả.

-Sớm cải cách hnàh chính theo hớng đơn giản hoá thủ tục để các doanh nghiệp có thể vay vốn một cách nhanh chóng kịp thời triển khai các phơng án hoạt đông sản xuất kinh doanh, tăng cờng các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, t vấn cho nền cho kinh tế t nhân.

-Thúc đẩy nhanh việc triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-Đổi mới t duy cho vay. Đối với khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, các ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu t phát triển. Thời hạn cho vay sẽ không chỉ căn cứ vào mục đích vay mà còn căn cứ vào chu kì sản xuất, kinh doanh thời hạn thu hồi vốn cho vay của ngân hàng.

Việc bỏ dỡ những vớng mắc giữa ngân hàng và kinh tế t nhân sẽ khai thông bế tắc của tình trạng “doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn”, thúc đẩy kinh tế t nhân phát triển theo hớng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.

Để hoàn thiện hơn nữa cơ chế tín dụng, cần phải cho phép các ngân hàng thơng mại nâng tỷ lệ sử dụng tối đa vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ mớc hiện hành là 25% (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 30%) lên 30% (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 35%). Việc nâng tỷ lệ sự dụng tối đa vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng khắc phục khó khăn mất cân đối về thời hạn trong cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, các Ngân hàng thơng mại xem xét các quyết định cụ thể tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh.

Khuyến khích các ngân hàng thơng mại bán cho ngân hàng nhà nớc một phần số ngoại tệ huy động đọc để tạo nguồn tiền đồng để cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngân hàng nhà nớc có chế thích hợp để hỗ trợ cho các ngân hàng trong trờng hợp khó khăn về thanh khoản bằng ngoại. Đồng thời, các ngân hàng thơng mại chủ động sử dụng các nguồn ngoại tệ đã huy động đợc một cách hiệu quả và tiếp tục tăng cờng các biện pháp huy động vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu đầu t bằng ngoại tệ ngày càng tăng.

Đối với các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài: Ngân hàng nhà nớc xem xét nới lỏng các hạn chế về việc nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kì hạn và có kì hạn từ các khách hàng là pháp nhân và các cá nhân Việt

Nam không có quan hệ tín dụng với ngân hàng lên 50% so với vốn đợc cấp. Việc nới lỏng các hạn chế này sẽ tạo môi trờng hoạt động thông thoáng, tăng cờng phần đóng góp của các chi nhánh ngân hàng níc ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam và là xu hớng tất yếu của tiến trình hội nhập.

Về phơng diện dài hạn, tín dụng ngân hàng cần chuyển hớng tập trung vào đầu t chiều sâu, nâng cao chất lợng hiệu quả, chấm dứt tình trạng một bộ phận vốn khá lớn đầu t theo chiều rộng, dàn trải, vừa lãng phí, vừa tiêu hao vô ích vào những công trình hoặc dự án kém khả thi, gây nên gánh nợ nần trong và ngoài nớc không biét bao giờ mới hoàn trả đợc. Điều cần thiết nhất hiện nay là hệ thống ngân hàng phải xây dựng đợc chiến lợc đầu t về chiều sâu, ban hành các cơ chế đầu t phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế mới, hớng mạnh vào các công nghệ mũi nhọn, các công nghệ cao, cải tiến kĩ thuật hợp lý hoá sản xuất nhằm mục đích nâng cao toàn diện sức cạnh tranh. Đây thực sự là vấn đề cũ nhng cần đợc xem xét một cách cụ thể trong bối cảnh hoàn toàn mới, đòi hỏi một t duy và thái độ hành động tích cực hơn. Một trong những nội dung đặc biệt cần nhấn mạnh trong quá trình chuyển hớng đầu t, đó là phải tăng cờng tính “chuyên nghiệp hoá” và “chuyên gia hoá” của hệ thống ngân hàng, chấm dứt tình trạng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế-kĩ thuật-pháp lí trong quá trình hình thành-thẩm định-triển khai dự án, và đây có lẽ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của chiến lợc đầu t tín dụng chiều sâu. Trong hoàn cảnh Việt Nam, việc đặt vấn đề mở rộng tín dụng chiều sâu theo hớng mới, với cách làm mới, sẽ tạo tiền đề “tri thức hoá” nền kinh tế, góp phấn nâng cao nội lực và sực cạnh tranh của đất nớc, thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nớc theo hớng công nghiệp hoá hiện đại hóa.

Về phía các Ngân hàng thơng mại, các ngân hàng thơng mại cần đẩy mạnh việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn cả đồng Việt Nam và ngoại tệ,đặc biệt là vốn trung dài hạn để đầu t cho các dự án, đồng thời có

các biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ, nhất là nợ quá hạn để tạo nguồn tiếp tục cho vay. Đối với việc huy động tiền gửi có thòi hạn dài, các ngân hàng thơng mại có thể xem xét áp dụng hình thức thởng nh tiết kiệm quay số thởng, tiết kiệm, gửi góp v.v Việc phát hành các loại giấy tờ có… giá, các ngân hàng thơng mại xem xét thực hiện với các điều kiện, điều khoản hấp dẫn.

Các Ngân hàng thơng mại cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo về các tiện ích ngân hàng, nâng cao chất lợng dịch vụ gắn liền với việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để huy động tối đa nguồn vốn trong dân, nhất là nguồn vốn dài hạn. Với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội áp dụng các hình thức huy động vốn với những món nhỏ kết hợp với cho vay thông qua mạng lới ngân hàng lu động để tăng cờng tiếp cận với các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp.

Vấn đề đặt ra trong hệ thống ngân hàng thơng mại hiện nay là làm thế nào để khắc phục nhanh chóng tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng thơng mại nhằm đảm bảo cho các hoạt động tín dụng ngân hàng an toàn, bền vững, hiệu quả, tạo sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa các ngân hàng thơng mại.

Một phần của tài liệu Vai trò tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w