Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 93 - 97)

Chương III: THIẾT LẬP CƠ CHẾ QUẢNLÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNNQD Ở NƯỚC TA

3.3.Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp trên cũng như việc áp dụng có hiệu quả cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp NQD.

- Duy trì sự ổn định kinh tế xã hội trong nước. Đây là nhiệm vụ mà có thể nói chúng ta đã thực hiện rất thành công trong những năm qua. Các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước luôn đánh giá nước ta là một nước có chế độ chính trị ổn định, môi trường phát triển kinh tế lành mạnh và thoáng đạt. Bằng chứng là trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á, và sau đó lan ra toàn cầu, trong khi phần lớn các nước trong khu vực phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, như Thái lan, Nhật bản và Hàn Quốc nền kinh tế bị kéo lại hàng chục năm thì Việt Nam là một trong những quốc gia vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng nhất định. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn trong việc phát triển kinh tế của nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là tiếp tục phát huy thành tựu đó.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý và quản lý: Cần nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật tạo môi trường phát triển thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. Tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, và kích thích các doanh nghiệp phát triển phù hợp với pháp luật và hiến pháp của nước ta. Các văn bản pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, có hệ thống cao. Bên cạnh đó là tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt và thực hiện pháp luật đến đông đảo dân chúng. Tích cực giáo dục, tuyên truyền phổ biến nội dung và hướng dẫn thực hiện pháp luật như Luật doanh nghiệp, Nghị định về phát triển thị trường chứng khoán v.v

- Đây mạnh quá trình cải cách hành chính theo hướng đơn giản, dễ thực hiện. Phân định rõ ràng chức năng và quyền hạn của các cơ quan, thực hiện cơ chế cá nhân chịu trách nhiệm. Thực hiện cơ chế cá nhân chịu trách nhiệm.

- Phát triển nguồn nhân lực, trong đó, tập trung phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng nghiên cứu và làm việc độc lập

tốt. Phát huy các sáng kiến, đổi mới trong tư duy, cách nghĩ cách làm, tận dụng tối đa khả năng của mỗi người. Nâng cao chất lượng của đội ngũ những người làm công tác hoạch định chính sách nhất là chính sách kinh tế hiện nay.

Kết luận

Qua những nghiên cứu tổng hợp trên, chúng ta có thể nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, và sự tiếp tục phát triển lớn mạnh của khu vực kinh tế này là một chân lý không phải bàn cãi vì nó hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết tiềm năng thế mạnh, phát triển với hiệu quả cao nhất thì vấn đề cấp thiết mang tính thời sự đối với các DNNQD hiện nay là cơ chế quản lý tài chính. Một cơ chế quản lý tài chính độc lập, phù hợp với quan hệ sở hữu, với quy mô và những đặc điểm riêng có của khu vực kinh tế này là vấn đề đặt ra cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ mà nhất là những người làm công tác hoạch

định chính sách. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, luận văn đã tập trung nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích và diễn giải, đề tài đã đi từ những vấn đề lý luận chung, đến thực tiễn và nêu lên một số giải pháp cụ thể để có thể thiết lập và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên do đây là một vấn đề thực sự khó, phạm vi rộng, là một vấn đề kinh tế nhưng không thể tách rời mối quan hệ phức tạp đến cơ cấu tổ chức xã hội chính trị của quốc gia nên chắc chắn đề tài còn rất nhiều hạn chế, có những vấn đề mâu thuẫn mà bản thân em không giải quyết được. Hy vọng rằng, với thời gian, khi được đào tạo cao hơn em sẽ có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề này một cách thấu đáo và triệt để hơn.

Cuối cùng, em thực hiện chuyên đề này với niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và khả năng quản lý của Nhà nước. Chắc chắn trong thời gian tới, cùng với sự phát triển chung của đất nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành công vang dội, đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới kinh tế của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- "Báo cáo kinh tế Việt Nam 1998", Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,3-1999

- "Báo cáo một số nét về thực trạng hiện nay của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam" , Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,1-1999

- Tổng cục thống kê: Chỉ tiêu kinh tế xã hội ở Việt Nam 1990-1995, Nxb. Thống kê, Hà nội, 1-1997.

- Báo cáo kinh tế của Ban kinh tế Trung ương:"Về kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân...", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội,5-1999

- Tổng cục Thống kê:"Kinh tế xã hội Việt Nam - thực trạng xu thế và giải pháp", Nxb.Thống kê, Hà Nội, 1996, tr 225

- Báo cáo của Ban kinh tế Trung ương:"Một số chỉ tiêu cơ bản của 5 thành phần kinh tế", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 5-1999

- Báo cáo: Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế tư nhân và định hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010, Hà Nội,3-1999.

- Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần V,VI,VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1982,1987, và 1994 (các năm tương ứng).

- Các Tạp chí tài chính 7/2002, 5/2002, 12/2002

- Tạp chí tài chính doanh nghiệp ( Tạp chí chuyên ngành do Bộ tài chính phát hành) các số 9/2000, 10/2000, 4/2001

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 93 - 97)