Nhận xét Cán cân thanh toán của VN:

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 38 - 40)

Cán cân thanh toán chính thức tập trung vào các nghiệp vụ mà cơ quan quản ký

tiền tệ phải thực hiện để tài trợ cho tình trạng mất cân bằng trong cán cân vãng lai và cán cân vốn.

Nếu cán cân tổng thể thặng dư: cho biết số tiền có sẵn để một quốc gia có thể sử

dụng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại hối.

Nếu cán cân tổng thể thâm hụt, cho biết số tiền mà quốc gia phải hoàn trả bằng

cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối.

Mọi thâm hụt trong cán cân tổng thể phải được tài trợ bằng cách :

 Giảm dự trữ ngoại hối

 Vay từ IMF và các Ngân hàng Trung ương khác

 Tăng tài sản nợ tại các Ngân hàng Trung ương nước ngoài

Khái niệm thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng thể chỉ thích hợp với các nước áp

dụng chế độ tỷ giá cố định mà không thích hợp với các nước áp dụng chế độ tỷ giá thả

nổi. Nếu tỷ giá được hoàn toàn tự do biến động thì cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng thái cân bằng bởi vì NHTW không can thiệp mua vào hay bán ra đồng tiền

của mình, do đó dự trữ ngoại hối không thay đổi. Trong chế độ tỷ giá cố định, một quốc

gia có thâm hụt cán cân tổng thể phải chịu áp lực cung nội tệ lớn hơn cầu nội tệ, do đó để

tránh phá giá NHTW phải tiến hành bán dự trữ ngoại hối để mua nội tệ vào.

Trong những năm gần đây cán cân vốn đạt thặng dư bù đắp cho thâm hụt cán cân

vãng lai, thặng dư cán cân tổng thể gia tăng.

Năm 2007 cán cân vốn thặng dư cao hơn thâm hụt cán cân vãng lai rất nhiều, dẫn đến cán cân tổng thể thặng dư cao và dự trữ ngoại hối gia tăng do nhà nước thực hiện

chính sách mua ngoại tệ để ngăn ngừa việc tăng giá của VND trong bối cảnh dòng vốn đổ vào trong nước gia tăng.

Năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên cán cân thương mại

của VN thâm hụt cao, trong khi dòng vốn đầu tư gián tiếp vào VN giảm mạnh khiến cho

thâm hụt cán cân vãng lai gia tăng trong khi thặng dư cán cân vốn giảm, dẫn tới cán cân

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2009, “việc điều hành tỷ giá và thị trường ngoại

hối chưa thật linh hoạt, dẫn đến tình trạng găm giữ đô la, gây căng thẳng không đáng có và cán cân thanh toán tổng thể đã bị thâm hụt.”6

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010 cán cân tổng thể dự báo thâm hụt khoảng

1,2 tỷ USD:

 Cán cân vãng lai dự báo thâm hụt khoảng 8,3 tỷ USD, trong đó cán cân thương mại thâm

hụt 7,7 tỷ USD; dịch vụ ròng thâm hụt 1,6 tỷ USD; thu nhập đầu tư ròng thâm hụt 5,5 tỷ

USD; chuyển tiền ròng thặng dư 6,5 tỷ USD.

 Cán cân vốn dự báo thặng dư 6,9 tỷ USD, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài thặng dư 7

tỷ USD; vay trung dài hạn thặng dư 1,1 tỷ USD; vay ngắn hạn thâm hụt 200 triệu USD; đầu tư vào giấy tờ có giá thặng dư 200 triệu USD; và đầu tư tiền, tiền gửi thâm hụt

khoảng 1,2 tỷ USD.

Hình 2.32: Cán cân vãng lai và cán cân vốn của VN năm 1995-2009

Cán cân vãng lai - Cán cân vốn của VN (triệu USD) -15000 -10000 -5000 0 5000 10000 15000 20000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 CCV CCVL Nguồn: Phụ lục 1

Hình 2.33: Cán cân tổng thể của VN năm 1995-2009

Cán cân tổng thể của Việt Nam (triệu USD) -10000 -5000 0 5000 10000 15000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 -pro j

Nguồn: IMF country report

6

Dự trữ ngoại tệ của VN gia tăng mỗi năm, năm 2009 dự trữ ngoại tệ giảm mạnh.

Theo dự báo của IMF, dự trữ ngoại hối của VN năm 2009 giảm do cán cân tổng thể bị

thâm hụt, sang năm 2010 và các năm tiếp theo dự trữ chính thức gia tăng nhưng chỉ số dự

trữ đảm bảo cho nhập khẩu giảm do nhập khẩu gia tăng nhanh.

Hình 2.34: Tổng dự trữ của VN năm 1995-2009

Gross international reserves (in million of U.S.dollars)

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 -pro ject ions 2011 -pro ject ions 2012 -pro ject ions 2013 -pro ject ions

Nguồn: Năm 1995-1996 và 2010-2013: IMF country report.

Năm 1997-2009: Asian Development Outlook 2003, Asian Development Outlook 2005 và Asian Development Outlook 2010 -ADB

Tỷ số dự trữ chính thức trên nợ ngắn hạn gia tăng nhanh trong năm 2007 do dự

trữ tăng nhanh. Tỷ số này của VN cao thể hiện dự trữ ngoại tệ của VN có thể trang trải

cho các khoản nợ ngắn hạn.

Hình 2.35: Tổng dự trữ trên nợ ngắn hạn (Phụ lục 2)

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng của cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)