- Tiền gửi dân cư 604.726 71 832.100 78,9 1.057.43
77.861 79.511 88.216 102,12 110,09 106,03 4.Doanh số cho vay
ĐVT: triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh (%) 06/05 07/06 BQ(%) 1. Doanh số cho vay 744.057 869.670 1.601.61
9 116,9 184,16 146,74 2. Tổng doanh số cho vay DNVVN 414.628 660.471 1.103.00 0 159,29 167,00 163,10 3. Doanh số cho vay
PT NNNT
77.861 79.511 88.216 102,12 110,09 106,034.Doanh số cho vay 4.Doanh số cho vay
BĐS:
39.322 43.832 52.476 111,47 119,72 115,525. Doanh số thu nợ 720.386 761.438 1.520.01 5. Doanh số thu nợ 720.386 761.438 1.520.01
9
105,70 199,62 145,26
Mặc dù phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn nhưng doạnh số cho vay của chi nhánh không những không giảm sút mà còn đạt được mức tăng trưởng bình quân qua các năm khá cao với tốc độ tăng bình quân hàng năm 46,74%/ năm. So với nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay tăng cả về mặt tuyệt đối và tương đối điều này đồng nghĩa với việc nguồn
vốn huy động không đáp ứng đủ với nhu cầu cho vay của chi nhánh. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kết luận được hoạt động cho vay có chịu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt một lượng vốn huy động cần thiết hay không? mà còn phải tính đến khả năng thu hồi nợ và một số yếu tố khác tác động đến khả năng cho vay của chi nhánh. Qua tính toán cho thấy rằng tốc độ tăng doanh số thu nợ của chi nhánh lại đáp ứng được với sự gia tăng của tốc độ vay vốn chính vì vậy khả năng thanh khoản của chi nhánh không phải chịu sự tác động của việc thiếu hụt một lượng vốn huy động cân thiết. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chi nhánh cần có biện pháp nhằm tăng lượng cung tiền đối với hoạt động cho vay. Bởi vì lượng vốn thu hồi nợ không phải lúc nào cũng ổn định cho nên để tránh tình trạng thiếu hụt vốn xảy ra thì nâng cao nguồn vốn huy động là rất cần thiết đảm bảo cho chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Bên cạnh, thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận thì chi nhánh còn thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo sự chỉ đạo của NHNN. Chính sách của chi nhánh tập trung trong thời gian gần đây là đẩy mạnh hoạt động cho vay phát triển các ngành nghề tại địa phương trong đó chú trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN). Bởi vì, đây là một loại hình rất phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Thanh Trì, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người dân và xây dựng CSVC cho quá trình đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy, doanh số cho vay đối với DNVVN có tốc độ gia tăng lớn nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn, tăng trưởng 63,1% mỗi năm. Nhìn chung các DNVVN vay vốn chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì đều chấp hành tốt thể lệ tín dụng ngân hàng, trả nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn. Nhưng công tác cho vay đối với loại hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các DNVVN chuyển từ doanh nghiệp sang cổ phần hóa có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng giá trị tài sản không đủ để đảm bảo vay
vốn chi nhánh. Ngoài ra, các DNVVN xuất thân từ DNNQD các báo cáo tài chính thường bất cập số liệu thiếu chính xác dẫn đến việc xác định không đúng dẫn đến việc đầu tư tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, chi nhánh còn rất chú trọng phát triển cho vay đối với các hộ SXKD phục vụ mục đích cho SXKD và tiêu dùng, không thực hiện cho vay đối với mục đích kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản. Chỉ thực hiện cho vay bất động sản phục vụ cho mục đích mua sắm, xây dựng, sửa chữa… cụ thể trong thời gian qua kết quả cho vay theo thông tư 2308 đã đề cập ở trên đạt được như sau:
Bảng 5 : Tình hình thực hiện thông tư liên tich 2308 của NHNo & PTNT Thanh Trì
Việc thực hiện theo thông tư liên tịch 2308 đã tạo điều kiện thuận lợi cho chính người dân và cả chi nhánh. Người dân thông qua các tổ vay vốn có
Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
1. Tổng số tổ thành lập 218 218 214
2.Tổng số thành viên 6.585 6.672 7.120
3. Doanh số cho vay 1.731 1.150 919
4. Doanh số thu nợ 2.158 1827,3 1.316
điều kiện được vay vốn không cần tài sản thế chấp tạo thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho SXKD. Còn đối với chi nhánh thông qua thành lập các tổ vay vốn giúp cho chi nhánh quản lí được nguồn vốn cho vay theo hình thức tự quản lý của các tổ vay vốn( khách hàng vay vốn thuộc các tổ vay vốn đều được chi nhánh sàng lọc cẩn thận nên trả nợ rất sòng phẳng ít phát sinh nợ quá hạn) góp phần hạn chế được rủi ro phát sinh đồng thời khi có rủi ro phát sinh cũng thuận lợi cho chi nhánh trong việc đôn đốc thu nợ.
Nhưng thông tư này cũng tồn tại một số nhược diểm như:
Đối với người dân: về giới hạn cho vay chỉ là 10 triệu đồng/hộ chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn lớn của người dân. Thời hạn cho vay còn ngắn chưa phù hợp với đặc điểm SXKD của người dân và thủ tục cho vay còn phiền hà, phức tạp.
Đối với Chi nhánh: Đa phần nhà ở nông thôn có rất ít giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cộng với cải tạo xây dựng nhà ở không xin phép gây rất nhiều khó khăn đối với chi nhánh trong thẩm định và quyết định cho vay tiêu dùng.Với số lượng thành viên vay vốn khá đông cũng làm cho công tác quản lý nợ rất khó khăn.
Chính vì những bất cập còn tồn tại cho nên hoạt động cho vay theo hình thức này trong thời gian qua đã có xu hướng giảm sút. Một phần xuất phát từ các cán bộ tín dụng không chú trọng đối với hình thức này( số lượng cho vay nhỏ, lợi nhuận thu được thấp, thủ tục phức tạp..) một phần xuất phát từ nhu cầu của người dân đối với hình thức này có phần giảm đi. Như vậy, hình thức cho vay theo thông tư liên tịch 2308 đã bộc lộ một số bất cập so với điều kiện thực tế mà Chi nhánh cần có sự quan tâm khắc phục nhằm thực thi được mục đích ban đầu mà thông tư này muốn đem lại.
Bảng 6: Tình hình hoạt động cho vay tại NHNo & PTNT Thanh Trì. ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh(%) KH TH KH TH KH TH 06/05 07/06 BQ(% ) - Tổng dư nợ 339.960 333.785 440.100 439.592 550.000 526.782 131,69 119,83 125,62 1. Phân theo loại
tiền:
- Nội tệ. 262.000 256.285 350.100 377.746 464.761 147,39 123,03 134,66- Ngoại tệ. 77.960 77.500 90.000 61.846 62.021 79,80 100,28 89,45 - Ngoại tệ. 77.960 77.500 90.000 61.846 62.021 79,80 100,28 89,45 2. Phân theo thời
gian: - Ngắn hạn ( < 12 tháng) 259.156 360.052 425.875 138,93 118,28 128,19 - Trung hạn( 12 – 60 tháng) 72.104 77.602 93.641 107,63 120,67 113,96 - Dài hạn (> 60 tháng) 2.425 1.938 0 79,91 0 - 3. Phân theo thành phần kinh tế: - DNNN. 58.023 43.978 500 75,79 1,137 9,28 - DNNQD 165.444 274.409 332.988 165,86 110,16 135,17 - HTX 2.000 3.560 5.760 178,00 161,8 169,71 - Hộ gia đình 60.684 61.474 112.233 101,30 182,57 135,99 - Cho vay khác 47.634 56.171 75.301 117,92 134,06 125,73 4. Phân theo ngành kinh tế: - Công nghiệp 85.253 125.841 101.776 147,61 80,87 109,26 - Nông nghiệp 47.852 16.047 14.199 33,53 88,48 54,47 - TM – DV 170.683 138.626 229.668 81,22 165,67 116,00 - Ngành khác 29.997 159.078 181.138 530,31 113,86 245,73
Những số liệu thống kê ở trên đã phản ánh những nét cơ bản về hoạt động cho vay và thu nợ của chi nhánh trong thời gian qua. Qua đó, đã ghi nhận những thành quả đạt được của chi nhánh trong việc nâng cao khả năng
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đối với khu vực, địa bàn hoạt động của mình. Các thành quả thu được đánh giá qua các chỉ tiêu như sau:
- Đối với dư nợ theo loại tiền: Sự gia tăng của dư nợ theo loại tiền có điểm tương đồng với hoạt động huy động vốn đó là dư nợ nội tệ chiếm đa số trong tổng dư nợ của chi nhánh. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay ngoại tệ lại có xu hướng giảm dần và không hoàn thành kế hoạch đề ra. Sự suy giảm của hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đã làm suy giảm dư nợ cho vay một lượng là: 15.670 triệu đồng. Xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ so với huy động vốn thì tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng nguồn một mức là 526.782- 440100 x 128,1%= - 36.986,1 (triệu đồng). Mức giảm của dư nợ tín dụng chịu tác động ngược chiều của sự tăng giảm dư nợ nội tệ và ngoại tệ. Trong khi, dư nợ tín dụng nội tệ tăng vượt mức huy động nội tệ, cụ thể là tăng so với thực tế dư nợ cần đạt là 9.539,3 (triệu đồng) thì dư nợ ngoại tệ lại giảm so với mức thực tế cần đạt là 37.643,83 (triệu đồng). Như vây tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua có thể nhận xét là gắn liền với tốc độ phát triển nguồn vốn, không xảy ra hiện tượng tăng trưởng tín dụng quá nóng như một số ngân hàng đã gặp trong thời gian gần đây. So với doanh số cho vay đạt được càng khẳng định thêm rằng hoạt động quản lý nợ của chi nhánh được thực hiện rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dư nợ nội tệ quá cao so với dư nợ ngoại tệ cũng thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu cho vay vì vậy chi nhánh cần phải có sự xem xét lại trong cơ cấu huy động nguồn tiền cũng như khuyến khích cho vay ngoại tệ nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được của chi nhánh cho phù hợp với nhu cầu vay vốn hiện nay.
Hoạt động cho vay của chi nhánh trong thời điểm các tháng đầu năm do có hiện tượng khan hiếm tiền đồng trên thị trường cho nên lượng khách hàng vay vốn tăng lên đột biến làm dư nợ của chi nhánh có lúc tăng lên rất cao, có ngày vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra tới 17 tỷ đồng. Để hạn chế tăng
trưởng tín dụng quá nóng, kiềm chế lạm phát mà NHNN đề ra chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp thắt chặt tín dụng như: hạn chế cho vay ngoại tệ, đưa ra các định mức cho vay đối với mỗi cán bộ tín dụng, định mức cho vay/ ngày, nâng cao lãi suất huy động và lãi suất cho vay đồng thời tăng cường công tác thu hồi nợ chính vì vậy cho tới nay chi nhánh đã vượt qua được giai đoạn khó khăn do thiều nguồn vốn gây nên mà không ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của chi nhánh.
- Đối với dư nợ theo thời gian: dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh luôn chiếm trên 70% so với tổng doanh số cho vay. Cơ cấu tỷ lệ cho vay ngắn hạn của chi nhánh như vậy được đánh giá là có hiệu quả cao bởi vì loại cho vay này có thời gian thu hồi vốn ngắn cho nên thuận lợi trong việc thu hồi nguồn vốn, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng, hạn chế được các rủi ro phát sinh do các biến động thị trường gây nên nhưng đi liền với điều đó là tính ổn định không cao (do chỉ có thể thực hiện cho vay ở hiện tại còn trong tương lai có thực hiện tiếp được hay không thì chưa thể xác định chắc chắn), và chi phí quản lý hoạt động cho vay cũng gia tăng. Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số cho vay ngắn hạn, thì sự gia tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn còn tương đối thấp đặc biệt là đối với doanh số cho vay dài hạn. Nguồn cho vay trung và dài hạn, tuy có độ rủi ro cao hơn nhưng lạị mang tính ổn định và có lãi suất cho vay cao, phát triển được hình thức cho vay này góp phần tạo điều kiện cho chi nhánh trong việc bám sát các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Địa bàn Thanh Trì là một huyện ven đô, doanh nghiệp lớn còn ít, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ là chủ yếu. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn dài hạn cho mở rộng SXKD chưa cao nhưng doanh số cho vay dài hạn giảm mạnh và trong năm 2007 bằng không cũng thể hiện khả năng thu hút thêm khách hàng mới trong và ngoài địa bàn của chi nhánh còn
yếu, trong khi chi nhánh lại luôn trong tình trạng dư thừa nguồn vốn điều này cho thấy chi nhánh chưa phát huy được hết khả năng sinh lời vốn có của nguồn vốn đã huy động được.
- Đối với dư nợ theo thành phần kinh tế: Thực hiện định hướng chung của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì chủ trương thu hẹp diện đầu tư tín dụng đối với các DNNN, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất, các DNVVN nên cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể . Thể hiện rõ rệt qua các chỉ tiêu: tỷ lệ dư nợ của khối DNNN giảm mạnh qua các năm, riêng trong năm 2007 dư nợ cho vay DNNN chỉ còn đạt 500 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 0,95% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh; tỷ lệ cho vay đối với các thành phần kinh tế khác đều có sự tăng trưởng mạnh vì thế mặc dù cho vay đối với khối DNNN giảm mạnh nhưng cũng không làm giảm tổng dư nợ đạt được của chi nhánh. Để thực hiện tốt các chính sách trên, chi nhánh đã rất thận trọng trong việc cho vay đối với DNNN thuộc diện cổ phần hóa, giao, bán khoán cho thuê( nhất là các DNNN có xu hướng đi xuống); và các DNNQD có tình hình tài chính không rõ ràng, các dự án KD có hiệu quả thấp, khả năng trả nợ không chắc chắn.
- Đối với dư nợ theo ngành kinh tế: Qua các số liệu trên cho thấy dư nợ cho vay theo ngành của chi nhánh chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với ngành công nhiệp, TMDV và cho vay khác. Điều này phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Huyện Thanh Trì. Có được điều này là do chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện đầu tư tín dụng tập trung phục vụ mục đích cho phát triển kinh tế xã hội của Huyện Thanh Trì.
Bảng 7: Thực trạng nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Thanh Trì ĐVT: triệu đồng Năm
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
I. Tổng nợ quá hạn (NQH) 1.175 2005,1 7.584
1. Phân theo loại hình kinh tế
- Kinh tế quốc doanh. 0 1.275,6 0
- Kinh tế ngoài quốc doanh. 171 0 6.060
- Hộ SX, cá thể. 1.004 729,5 1.524
2. Phân theo thời hạn:
- NQH cần chú ý (< 90 ngày) 977 1.922 7304,2 - NQH dưới tiêu chuẩn ( 90 – 180 ngày) 139 31 44,1
- NQH nghi ngờ (180-360 ngày). 24 24,1 169
- NQH có khả năng mất vốn (> 360 ngày). 35 28 50,7 3. Phân theo nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan. 1.175 2.005,1
- Nguyên nhân khách quan. 7.584
Từ bảng số liệu về thực trạng nợ quá hạn ta có một số nhận xét như sau:
Tổng nợ quá hạn hàng năm ở mức thấp và có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2006: tăng 170,65%, năm 2007: tăng 378,24%. Năm 2007 có mức tăng trưởng dư nợ quá hạn vượt quá mức đây là một dấu hiệu không tôt trong quản lý tín dụng của ngân hàng mặc dù xét về nguyên nhân thì nợ quá hạn của các khoản nợ trên thuộc các nguyên nhân bất khả kháng.