2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
2.1 Tổ chức thực hiện
* Cơ chế chính sách
Nghị định 151 đã khắc phục được những hạn chế của Nghị định 106 ở một số mặt sau:
+ Nguồn vốn huy động ngày càng được đa dạng trong đó chú trọng đến nâng cao tính tự chủ của NHPT trong vệc huy động nguồn vốn.
+ Đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi được điều chỉnh phù hợp hơn với thông lệ quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO.
+ Lãi suất cho vay điều chỉnh sát với lãi suất thị trường hơn.
+ Mở rộng thêm các hình thức tín dụng ĐTPT như: bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
* Tổ chức thực hiện
Chính phủ đã ban hành Quyết định 108 ngày 19 tháng 5 năm 2006 về việc thành lập NHPT Việt Nam.
NHPT được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống QHTPT để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
NHPT có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Ngân hàng phát triển Việt Nam kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ QHTPT. Hoạt động của Ngân hàng không vì mụa đích lợi nhuận, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, từng bước tiến tới tự cân đối về tài chính.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay ngoài chức năng, nhiệm vụ như đã được quy định đối với QHTPT thì NHPT còn có nhiệm vụ là cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, tham gia hệ thống thanh toán trong nước, quốc tế và thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu.
Trách nhiệm và quyền hạn của NHPT được quy định cụ thể hơn theo hướng nâng cao vai trò của một công cụ chính sách của Nhà nước,trong đó:
+NHPT có quyền từ chối cho vay,hỗ trợ sau đầu tư,bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án,các khoản vay không bảo đảm các điều kiện theo quy định.
+Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
+Được xử lý rủi ro theo quy định.
+Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập:thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đối với NHPT ngày càng được tăng cường để quản lý và phối hợp với NHPT thực hiện tốt hơn công tác đầu tư phát triển. Trong đó: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát NHPT trong việc thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; Bộ thương mại thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và thẩm quyền liên quan đến danh mục tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Bộ nội vụ: hướng dẫn Ngân hàng phát triển thực hiện đúng các chế độ,chính sách quản lý và đào tạo cán bộ,viên chức.
Trên đây là những điểm khác biệt của Ngân hàng phát triển so với Quỹ hỗ trợ phát triển. Với việc chuyển đổi mô nhình tổ chức thực hiện từ Quỹ hỗ trợ phát triển sang mô hình Ngân hàng phát triển vừa đáp ứng được yêu cầu , nhiệm vụ mới, vừa khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong thời gian qua với những ưu điểm cơ bản sau :
+Đảm bảo phát huy tốt hơn vai trò là công cụ của Chính phủ, thực hiện hỗ trợ mạnh hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn cho đầu tư và xuất khẩu, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển.
+Khắc phục được các tồn tại, vướng mắc trong hoạt động nghiệp vụ hiện nay của Quỹ hỗ trợ phát triển về:huy động vốn, cho vay, thanh toán, thu hồi nợ, tái cơ cấu nợ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định và chất lượng tín dụng, đảm bảo sự quản lý
thống nhất và toàn diện của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, tài chính, tiền tệ và tín dụng.
+Hình thành một định chế tài chính phát triển chuyên nghiệp có tính độc lập và vị thế pháp lý rõ ràng,hoạt động công khai minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, tương tự như NHPT của các nước:cùng tồn tại, phát triển và bổ sung lẫn nhau với các Ngân hàng thương mại để đáp ứng yêu cầu đầu tư của đất nước.
+Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước và quốc tế, đảm bảo vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giảm áp lực về vốn trung và dài hạn của các Ngân hàng thương mại.
+Quan hệ với các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế thuận lợi hơn, tranh thủ được công nghệ và kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước và quốc tế.