CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101 - 103)

- Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn được quy định trong luật bảo vệ

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt Quận Tân Bình nhằm đưa ra các giải pháp khống chế ô nhiễm. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu rút ra được những kết luận:

Khối lượng CTRSH năm 2010 của quận 391,162 (tấn/ngày đêm), dự báo đến năm 2030 là 608,404 (tấn/ngày đêm). Với việc phân loại rác tại nguồn qua tính toán số xe cần đâàu tư 5 xe 5 tấn vận chuyển CTR /ngày, số thùng là 681 thùng, với số lượng công nhân 794 người.

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận được tổ chức khá chặt chẽ. Lực lượng thu gom cơng lập và dân lập đều do Cơng ty dịch vụ đơ thị quận Tân Bình trực tiếp quản lý

Trong những năm qua vấn đề vệ sinh môi trường của cả quận cũng có nhiều mặt thay đổi , chất lượng đã được cải thiện. Lượng xe ba gác chỉ còn một số vệ sinh dân lập sử dụng, còn lại đều chuyển qua sử dụng thùng 660L thu gom rác sinh hoạt

Việc phân loại rác tại nguồn hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi. Trong tương lai, Quận sẽ mở rộng và phát triển, CTR sẽ gia tăng về số lượng, đa dạng về thành phần. Vì vậy việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với quận là việc làm cần thiết. Đồ án được thực hiện thông qua hiện trạng thực tế tại quận.

KIẾN NGHỊ

Nhìn chung, công tác quản lý rác thải sinh hoạt của TP trong những năm qua đặt biệt là gần đây đã có tiến bộ đáng kể và ngày càng hoàn thiện tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn và trở ngại. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra các giải pháp để công tác quản lý được tốt hơn.

hoạt TP.

 Tập trung đầu tư một số thiết bị và cải tiến qui trình kỹ thuật thu gom rác để khắc phục hiện trạng ô nhiễm cục bộ như hiện nay.

 Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng.

 Thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi trường.

 Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám sát và xử lý cũng như giao dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân.

 Phối hợp hài hòa giữa các cơ quan chức năng với nhau để việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận cho đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh (Trang 101 - 103)