Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát (Trang 27 - 28)

2.1.2.1 Thực trạng Ngành sản xuất kinh doanh nhựa trên thế giới

Thời gian vừa qua, nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu nhựa trên thế giới tăng mạnh, hiện tượng đầu cơ của các quốc gia lớn như Trung Quốc, Thái Lan cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao đã làm giá của các loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nhựa. Do nguyên vật liệu chính của các DN nhựa là các loại bột nhựa, hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và phần lớn nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu (chiếm khoảng 55-65%) nên những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Xêút... có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu của các doanh nghiệp. Hiện chi phí nguyên vật liệu của các DN nhựa chiếm khoảng 70- 75% giá thành sản phẩm, do đó việc tăng hoặc giảm giá nguyên vật liệu sẽ có ảnh hưởng trực liếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty nhựa.

Giá cả nguyên liệu nhựa trong những năm gần đây có xu hướng hay tăng và biến động, có những lúc giá nguyên liệu nhựa tăng giảm với biên độ 6 đến 8% trong 1 tháng (khoảng 100 USD/tấn) là một trong những vấn đề hết sức khó khăn cho các đơn vị sản xuất cũng như kinh doanh.

2.1.2.2 Thực trạng ngành sản xuất kinh doanh nhựa ở Việt Nam

Trong hơn 10 năm qua, ngành nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15 - 20%. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhựa hình thành và phát triển từ các công ty gia đình, nên vốn hạn hẹp, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập nhật. Những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động và lợi nhuận ít. Vì thế, ngành nhựa chưa đủ sức vươn lên trở thành ngành công nghiệp phụ trợ cho các

ngành sản xuất khác. Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa không theo quy hoạch tổng thể, mà mang nặng tính tự phát. Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung sản xuất những mặt hàng ăn khách, nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp nhựa chưa thật sự gắn kết, hỗ trợ, bảo vệ nhau trong cơ chế thị trường. Vì thế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của ngành.

Theo Bộ Công Thương ngành tồn tại tới hơn 2.000 doanh nghiệp song chủ yếu vẫn là quy mô vừa, thậm chí nhỏ lẻ như hiện nay. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất quyết liệt, đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, trong khi đó hầu hết các thiết bị, khuôn mẫu của các công ty ngành nhựa còn nhiều hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên một số sản phẩm có chi phí giá thành can khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu và sự biến động không ngừng về giá nguyên liệu.

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các công ty ngành nhựa phải nhạy bén trong việc nắm bắt các công nghệ mới, tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện sản xuất, vốn đầu tư. Nếu không thực hiện được điều này, các công ty sẽ phải đứng trước nguy cơ tụt hậu về trình độ khoa học kỹ thuật, lạc hậu về dây chuyền, thiết bị sản xuất, dẫn đến sản phẩm làm ra mất tính cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát (Trang 27 - 28)