LBS và GIS có một số điểm tương đồng.Cả hai cùng liên quan đến vị trí địa lý. Thông thường việc xử lý các thông tin với tham chiếu vị trí và phân tích các chứng năng ( LBS) để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi :
• Tôi đang ở đâu ?
• Những gì đang ở gần tôi ? • Tôi phải đi như thế nào ?
Tuy nhiên, GIS và LBS có nguồn gốc khác nhau và phục vụ cho các nhóm người dùng khác nhau.
GIS có từ rất sớm , được phát triển trong nhiều thập kỷ và dựa trên những ứng dụng dữ liệu địa lý chuyên nghiệp.Trong khi đó , LBS mới được phát triển khá gần đây, do sự phát triển của dịch vụ di động.
GIS có thể được xem như là hệ thống truyền thống chuyên nghiệp, dành cho người dùng có kinh nghiệm với số lượng lớn các chức năng.Hơn nữa, GIS yêu cầu nhiều tài nguyên máy tính.Ngược lại, LBS lại được phát triển như là các dịch vụ giới hạn , hướng tới nhóm người dùng không chuyên.Các ứng dụng LBS hoạt động với hạn chế của môi trường tính toán di động như : khả năng tính toán thấp, vùng hiện thị nhỏ ,thời gian chạy pin của thiết bị di động.
2.1.2. Thành phần của LBS
Nếu người dùng muốn sử dụng LBS , cần thiết phải có các yếu tố cơ sở hạ tầng khác nhau. Các thành phần chính của LBS :
• Thiết bị di động : là công cụ để người dùng truy vấn các thông tin cần thiết.Kết quả trả về có thể bằng tiếng nói , hình ảnh , text …Các thiết bị có thể là PDA, Điện thoại di động ,Laptops… nhưng cũng có thể là thiết bị định vị trên xe ô tô .
• Mạng kết nối : Thành phần thứ 2 là mạng di động , truyền dữ liệu và yêu cầu dịch vụ từ thiết bị đầu cuối đến nhà cung cấp dịch vụ và sau đó , truyền thông tin phản hồi lại người dùng.
• Thành phần định vị : Trong quá trình xử lý của một dịch vụ , vị trí của người dùng cần được xác định.Vị trí người dùng có thể được xác định thông qua hạ tầng mạng di động hoặc thông qua Hệ thống định vị toàn cầu ( GPS).Hơn nữa , còn có thể xác định vị trí thông qua các trạm WLAN , dấu hiệu hoạt động hay trạm phát sóng vô tuyến.Các phương pháp sau có thể được sử dụng trong việc chỉ đường trong nhà như trong bảo tàng, nơi mà GPS không thể xác định được vị trí . Nếu vị trí không thể tự động xác định thì nó có thể được cấu hình bởi người dùng.
• Thành phần cung cấp dịch vụ và ứng dụng : Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho người dùng và chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu.Các dịch vụ có thể tính toán đươck vị trí , dẫn đường , tìm kiếm các thông tin liên quan đến vị trí địa lý hoặc tìm kiếm thông tin cụ thể về một đối tượng mà họ quan tâm.
• Thành phần cung cấp dữ liệu và nội dung : Nhà cung cấp dịch vụ thường không lưu dữ và duy trì tất cả các thông tin mà có thể được yêu cầu từ phía người dùng.Vì thế , những dữ liệu địa lý và thông tin vị trí thường được yêu cầu từ những nguồn đáng tin cậy( dữ liệu bản đồ ) hoặc các đối tác kinh doanh ( thông tin giao thông , vị trí các địa điểm …).
Hình 2.2 : Các thành phần của hệ thống LBS
2.1.3.Push – Pull services
- Về cơ bản có thể phân thành 2 loại LBS khác nhau dựa theo thông tin có được phân phối dựa trên tương tác người dùng hay ko:
+ Pull services : phân phối thông tin trực tiếp theo yêu cầu của người dùng.Nó tương tự như việc truy cập Website trong Internet bằng việc điền địa chỉ vào trình duyệt Web.Pull services lại được chia thàng 2 loại là :
• Functional services ( dịch vụ hướng chức năng ), như là việc yêu cầu 1 xe taxi hay 1 xe cứu thương ngay khi ấn 1 nút trên thiết bị .
• Information services ( dịch vụ hướng thông tin) , như là việc tìm kiếm nhà hàng Trung Quốc gần nhất .
+Push services : phân phối thông tin theo những yêu cầu gián tiếp của người dùng.Push services thường được kích hoạt thông qua một sự kiện nào đó, ví dụ như ngay khi người dùng đi vào 1 vùng đặc biệt nào đó , hoặc ngay khi thời gian đến 1 giới hạn nào đó. Ví dụ như một thông báo quảng cáo khi người dùng đi vào khu vực mua sắm , hay cảnh báo khi thời tiết thay đổi( bão lốc…).Vì thế , push service không có giới hạn trên sự tương tác trước đó của người dùng với hệ thống, và việc thiết lập nó rất phức tạp.