3 Những nội dung cơ bản của công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong nền

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhanh BIDV Hà Giang (Trang 26 - 33)

thị trờng.

Nghiên cứu tình hình kinh tế chính trị - xã hội:

Mọi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trờng xã hội, hay hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nhất định và luôn bị hoàn cảnh tác động chi phối. Ngày nay khi cuộc sống xã hội mang tính chất quốc tế hoá, nền kinh tế thế giới bị phụ thuộc và chi phối lẫn nhau thì tình hình kinh tế - chính trị - xã hội thế giới cũng tác động mạnh vào tình hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp.

- Tình hình trong nớc cũng nh quốc tế thờng xuyên biến động, các biến động ấy có khi là tích cực nhng cũng có khi là biến đổi tiêu cực làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng thơng mại cũng

là một doanh nghiệp và cũng chịu sự tác động, chi phối của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội. Chính vì vậy mà các nhà Ngân hàng cần phải quan tâm đến việc nghiên cứu xem xét tình hình kinh tế - chính trị - xã hội một cách khoa học, dự báo đợc những biến đổi về tình hình kinh tế - chính tri - xã hội, cũng nh các thay đổi về cơ chế chính sách pháp luật có thể xảy ra. Trên cơ sở đó mà đề ra các chính sách tín dụng một cách hợp lý, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do sự biến động của tình hình

Đánh giá phân tích khách hàng:

Hoạt động của Ngân hàng thơng mại liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kinh doanh khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, trả nợ Ngân hàng sòng phẳng thì Ngân hàng kinh doanh sẽ có lãi. Nhng khi khách hàng gặp khó khăn, bị thiệt hại thì Ngân hàng cũng phải chịu rủi ro theo. Vì vậy Ngân hàng cũng phải biết chọn mặt gửi vàng. Muốn chọn đợc khách hàng tốt thì Ngân hàng phải có sự phân tích đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện. Có thể nói đây là biện pháp cơ bản, quan trọng nhất trong công tác cho vay của Ngân hàng để phòng ngừa hạn chế rủi ro.

Thông thờng khi phân tích đánh giá khách hàng cần chú ý những mặt sau: - Đánh giá năng lực pháp lý của ngời vay vốn.

- Đánh giá về năng lực tài chính của khách hàng (chủ yếu đối với khách hàng là doanh nghiệp).

Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đánh giá trên các mặt:

+ Vốn tự có của doanh nghiệp phải là số dơng và ngày càng đợc bổ sung tăng lên.

+ Cơ cấu vốn của doanh nghiệp phải hợp lý, nghĩa là tỷ trọng vốn vay với tổng số vốn của doanh nghiệp phải nhỏ hơn hoặc bằng 50%.

+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Quan tâm 2 chỉ tiêu: Giá trị tài sản có thể dùng trong thanh toán

K1 = ___________________________________ Giá trị các khoản nợ

K1 > 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp mới đảm bảo. Trong đó:

* Tài sản có dùng để thanh toán bao gồm: Giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, giá trị giấy tờ có giá mà doanh nghiệp đang giữ và giá trị các khoản nợ mà có khả năng thu hồi.

* Giá trị các khoản nợ bao gồm: nợ Ngân hàng, nợ ngân sách, nợ bạn hàng. Khả năng thanh toán nhanh

Vốn bằng tiền

K2 = ________________________ Giá trị các khoản nợ đến hạn Nguyên tắc lý thuyết thì K2 > 1

Trong thực tế thì chấp hành ở mức K2>0,5 là có thể xem xét cho vay. Ngoài hai chỉ tiêu trên, Ngân hàng còn quan tâm đến các chỉ số hoạt động:

Doanh thu tiêu thụ Vòng quay hàng tồn kho = ________________________

Số d hàng tồn kho bình quân

Số vòng Doanh thu tiêu thụ

quay = ________________

toàn bộ vốn Tổng số vốn

Lợi nhuận ròng Doanh lợi vốn = __________________

Lợi nhuận ròng Doanh lợi vốn tự có = ________________

Vốn tự có

- Đánh giá về khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp.

- Đánh giá năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trờng có tính tời chu cầu sống của sản phẩm.

Thực hiện bảo đảm tín dụng:

Để đảm bảo thu hồi đợc nợ, Ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, từ đó áp dụng vào phơng pháp cho vay thích hợp.

Bảo đảm tín dụng là thiết lập cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thứ hai vào nguồn thứ nhất, đảm bảo việc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho Ngân hàng.

Bảo đảm tín dụng hiện nay có thể thực hiện dới các hình thức: Thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh.

Trong việc thực hiện các loại bảo đảm tín dụng bằng tài sản nh cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh bằng tài sản thì vấn đề quan trọng là việc đánh giá và định giá tài sản. Ngân hàng chỉ nhận các loại tài sản theo đúng quy định của nhà nớc, trong trờng hợp cần thiết phải thuê chuyên gia đánh giá để tránh rủi ro thất thoát cho Ngân hàng thơng mại.

Ngân hàng phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt thông tin về khách hàng:

Cán bộ tín dụng phải theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ có vấn đề, phân loại nợ để xét loại rủi ro, phân loại khách hàng để xác định mức độ đầu t, hạn chế tín dụng... tất cả đều nhằm hạn chế bớt rủi ro cho Ngân hàng.

Việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát và nắm bắt thông tin về khách hàng giúp cho Ngân hàng nắm đợc quá trình sử dụng vốn vay và kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu doanh nghiệp có khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng có đối sách kịp thời để tháo gỡ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ sản xuất kinh doanh hoặc khách hàng có dấu hiệu thua lỗ, rủi ro thì Ngân hàng biện pháp xử lý đôn đốc, thu hồi nợ hạn chế thất thoát vốn Ngân hàng.

Thực hiện dự trữ:

Ngân hàng phải thực hiện dự trữ với mức độ thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán chi trả. Có hai loại dự trữ :

- Dự trữ sơ cấp: Là các khảon dự trữ bằng tiền để đáp ứng các yêu cầu tức thời của khách hàng. Trong khảon dự trữ này thì u tiên hàng đầu là đảm bảo dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nớc và đảm bảo khả năng chi trả thờng xuyên về tiền gửi của khách hàng.

- Dự trữ thứ cấp: Là các khoản dự trữ dới hình thức các giấy tờ có giá nh th- ơng phiếu, trái khoán, cổ phiếu, ngoài ra còn có vàng bạc, ngoại tệ mạnh. Mục đích của dự trữ thứ cấp là để bổ sung cho dự trữ sơ cấp khi cần thiết. Các loại chứng khoán ít rủi ro về tín dụng và lãi suất, thời gian đến hạn ngắn và mang tính thanh toán cao mới đợc coi là dự trữ thứ cấp.

Dự trữ thứ cấp là loại dự trữ bổ sung nên khi có nhu cầu thanh toán dự trữ thứ chấp sẽ chuyển thành dự trữ sơ cấp thông qua mua bán trên thị trờng mở hay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nớc.

Phân tán rủi ro:

Các Ngân hàng thơng mại cần phân tán rủi bằng các biện pháp sau:

- Không nên dồn vốn cho một số ít khách hàng vay: Khi dồn vốn cho một số ít khách hàng vay làm cho Ngân hàng quá lệ thuộc vào sốt ít khách hàng đó nên khi họ gặp khó khăn sẽ làm cho Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro cao. Pháp lệnh số 38 ban hành ngày 24 tháng 5 năm 1990 Việt Nam quy định: D nợ một khách hàng

không quá 10% vốn tự có hoặc quỹ dự trữ một tổ chức tín dụng; tổng d nợ của 10 khách hàng có d nợ lớn nhất không quá 30 % tổng d nợ của tổ chức tín dụng ấy.

- Ngân hàng thơng mại phải đa dạng hoá các hình thức cho vay, các nghiệp vụ kinh doanh, tức là Ngân hàng cần đa dạng hoá các sản phẩm của mình.

- Đối với các dự án lớn nên có nhiều Ngân hàng cùng tham gia đầu t.

- Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với từng vật t hàng hoá hình thành từ vốn vay Ngân hàng và những tài sản đợc dùng để cầm cố thế chấp Ngân hàng.

Tóm lại:

Hoạt động của Ngân hàng thơng mại trong nền kinh tế thị trờng rất đa dạng, phức tạp và luôn phải đơng đầu với những rủi ro từ nhiều phía. Vì vậy, các Ngân hàng cần hết sức coi trọng việc nắm bắt các thông tin, các rủi ro có thể xẩy ra để từ đó có các biện pháp xử lý, phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Chơng 2

Thực trạng kinh doanh tín dụng Và những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng Đầu t và phát triển hà tỉnh hà giang

________

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại chi nhanh BIDV Hà Giang (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w