Khái quát quá trình thanhtoán KBNN Hà Giang

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ thanh toán LKB tại KBNN Tỉnh Hà Giang (Trang 43 - 45)

2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANHTOÁN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠ

2.2.1Khái quát quá trình thanhtoán KBNN Hà Giang

Trong những năm đầu KBNN Hà Giang đi vào hoạt động, các hoạt động cập nhật, lưu trữ và xử lý thông tin về giao dịch KBNN đều phải thực hiện theo phương pháp thủ công, với hàng loạt sổ sách rất công kềnh. Nghiệp vụ Thanh toán LKB cũng không nằm ngoài thực trạng này. Ứng dụng CNTT đã làm thay đổi lớn trong hoạt động KBNN. Như những đánh giá về những kết quả của ứng dụng CNTT nêu trên, đối với công tác thanh toán LKB có thể đánh giá chi tiết hơn như sau:

2.2.1.1Giai đoạn 10/1991 đến 5/1993

Thời điểm này chưa thực hiện ứng dụng Tin học và nghiệp cụ KBNN. Công tác thanh toán liên kho bạc thực hiện thủ công bằng điện và bằng thư ( Bằng thư là chủ yếu )

- Phạm vi áp dụng: Thanh toán bằng thư áp dụng cho cả 2 nghiệp vụ là thanh toán LKB nội tỉnh và thanh toán LKB ngoại tỉnh.

2.2.1.2Giai đoạn 6/1993 đến 6/1998

Đây là giai đoạn đầu nghiệp vụ KBNN được ứng dụng Tin học. Ứng dụng chủ yếu nhất vẫn là tập trung cho công tác Kế toán KBNN. Trong đó có chương trình ứng dụng dùng riêng cho thanh toán liên kho bạc.

- Phạm vi ứng dụng: Áp dụng cho cả 2 nghiệp vụ là thanh toán LKB nội tỉnh và thanh toán LKB ngoại tỉnh.

- Mô hình thanh toán: Các máy PC làm việc đơn lẻ đống vai trò chủ đạo. Các qui trình thực hiện đều trên PC này.

+ Thanh toán Ngoại tỉnh: KBNN TW là trung tâm thanh toán ngoại tỉnh, các thanh viên là các Phòng Kế toán của KBNN tỉnh.

+ Thanh toán Nội tỉnh: Phòng Kế toán - KBNN tỉnh làm trung tâm thanh toán cho các thành viên là các KBNN trực thuộc.

2.2.1.3Giai đoạn 7/1998 đến 6/2001

Giai đoạn này, vai trò của mạng LAN bắt đầu có ảnh hưởng đến hệ thống tin học của KBNN Hà Giang, Tại KBNN tỉnh được xây dựng mạng LAN, gắn kết các chương trình nghiệp vụ với nhau hơn.

- Nghiệp vụ thanh toán LKB nội và ngoại tỉnh vẫn duy trì chương trình đã triển khai trước đây.

- Mô hình thanh toán: Vẫn như giai đoạn trước, Riêng đối với phòng Kế toán KBNN tỉnh thì việc lập các bảng kê LKB được đơn giản hơn nhờ sự chia sẻ dữ liệu trên 2 chương trình KTKB và TTLKB thông qua môi trường mạng LAN.

2.2.1.4Giai đoạn 7/2001 đến nay

Giai đoạn này, hệ thống tin học tại KBNN Hà Giang đã hình thành 11 mạng LAN tại Văn phòng KBNN Tỉnh và 10 KBNN trực thuộc, các mạng LAN này được liên kết tạo nên mạng 1 diện rộng trên địa bàn Hà Giang. Các ứng dụng nghiệp vụ KBNN được xây dựng mới trên nền hệ quản trị CSDL

ORACLE. Chủ đạo là chương trình Kế toán Kho bạc ( KTKB-ORA ) được tích hợp nhiều nghiệp vụ trong đó có TTLKB.

- Phạm vi áp dụng:

+ Áp dụng thanh toán LKB nội tỉnh bằng chương trình mới tích hợp trong chương trình KTKB-ORA. Bảng kê được tự động lập từ chứng từ thanh toán và chuyển tới KB.B trên mạng diện rộng.

+ Thanh toán LKB ngoại tỉnh vẫn thực hiện theo chương trình cũ.

- Mô hình thanh toán: Vẫn thực hiện như trước đây với vai trò của trung tâm thanh toán cho LKB ngoại tỉnh là KBNN Trung ương và trung tâm thanh toán cho LKB nội tỉnh là KBNN tỉnh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ thanh toán LKB tại KBNN Tỉnh Hà Giang (Trang 43 - 45)