II Tài sản cố đinh và đầu tư dài hạn 21,986,580 18,908,
5 Tài sản lưu động khác 386,142 133,803 144,
6 Chi sự nghiệp 5,625 5,315 5,740
II Tài sản cố đinh và đầu tư dài hạn 8,140,650 20,357,944 21,986,5801 Nguyên giá TSCĐ 7,925,845 15,393,138 16,624,589 1 Nguyên giá TSCĐ 7,925,845 15,393,138 16,624,589 2 Giá trị hao mòn luỹ kế -2,550,210 -3,234,795 -3,493,579 3 Đầu tư tài chính dài hạn 373,097 431,678 466,212 4 Chi phí XDCB dở dang 1,724,762 283,184 305,839 5 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 533,118 756,221 816,719 6 Chi phí trả trước dài hạn 134,037 6,728,518 7,266,799
Tổng tài sản của Tổng công ty tăng lên nhiều chủ yếu ở tài sản cố đinh, trong đó, chi phí mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn và chi phí trả
trước dài hạn tăng nhanh. Nguyên nhân có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh của Tổng công ty và chính sách đầu tư vào các tài sản cố đinh: mua máy bay hiện đại, thuê thêm các loại máy bay khác, phát triển công nghệ hàng không,…
* Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư = (Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn) / Tổng tài sản
Áp dụng tính cho Tổng công ty và Vietnam Airlines:
Đơn vị tính: %
Tỷ suất đầu tư 2003 2004 2005
Tổng công ty 68% 64% 62%
Vietnam Airlines 73% 52% 64%
Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng hàng không quốc gia – Vietnam Airlines làm nòng cốt, là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh dịch vụ vận tải. Tài sản của Vietnam Airlines là các loại máy bay mua hoặc thuê có giá trị lớn từ các nước phát triển khác: Mỹ, Singapore,… nên cần phải có vốn đầu tư lớn .Do đó, tỷ suất đầu tư của Tổng công ty cao. Ngoài ra, tỷ lệ này cũng phản ánh tính chất ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài của Tổng công ty nói chung và Vietnam Airlines nói riêng. Qua bảng tính, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, tuy không đáng kể, nhưng cũng cho thấy tốc độ tăng Tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, chứng tỏ Tổng công ty đã có chú ý tăng các thành phần khác trong tổng tài sản của Tổng công ty như: tăng đầu tư tài chính ngắn hạn, do tăng số máy bay đi thuê nên tăng chi trả trước,… Tỷ số này cũng cho thấy, Tổng công ty luôn đầu tư vào các tài sản vì mục đích kiếm lợi lâu dài, ổn định trong tương lai.
Để có thể nhìn khái quát về nguồn vốn của Tổng công ty, và Vietnam Airlines cần tập trung vào cơ cấu và tính ổn định thông qua: Vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, vốn vay cổ đông,…
Cơ cấu nguồn vốn cần chú ý Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn. Áp dụng tính cho Tổng công ty và Vietnam Airlines.
Đơn vị tính: %
Tổng công ty 36% 46% 48%
Vietnam Airlines 39% 46% 46%
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn chứng tỏ mức đảm bảo an toàn của Tổng công ty và Vietnam Airlines càng cao. Đây là dấu hiệu mừng vì điều đó có nghĩa là giá trị doanh nghiệp tăng, tránh rủi ro, làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư, chủ nợ,…nên thu hút được nhiều nguồn đầu tư hơn, làm tăng quy mô và chất lượng nguồn vốn được đầu tư.
Ngoài ra, cần xem xét tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu Vốn lưu chuyển:
Vốn lưu chuyển = (Tài sản lưu động+Đầu tư ngắn hạn) - Nợ ngắn hạn
Đơn vị tính: 1,000,000 VNĐ
Vốn lưu chuyển 2003 2004 2005
Tổng công ty 787,268 1,065,317 1,115,736
Vietnam Airlines 394,624 568,524 959,533
Thông qua chỉ tiêu này để thấy được khái quát về tính chắc chắn ổn định về tài chính của Tổng công ty: Vốn lưu chuyển dương và tăng qua các năm, chứng tỏ tài sản cố định của Tổng công ty và Vietnam Airlines được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn ổn định, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu tốt cho tất cả các đối tượng có liên quan: nhà đầu tư, chủ nợ, chủ sở hữu,…
Tuy nhiên, các chỉ tiêu trên chỉ có thể là những biểu hiện ban đầu về tình hình tài chính của Tổng công ty và Vietnam Airlines. Để có thể hiểu đúng, sâu sắc về tình hình tài chính của Tổng công ty, lấy Vietnam Airlines làm chủ yếu, cần phân tích cụ thể tài chính của Tổng công ty và Vietnam Airlines thông qua các chỉ số tài chính.