Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)

II- Một số giải pháp

6.Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Để các doanh nghiệp thực hiện thành công hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình, thì ngoài yếu tố chất lợng hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp cũng nh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng nớc ngoài thì một vấn đề quan trọng là vấn đề tài chính phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là công cụ giúp các doanh nghiệp tăng cờng khả năng cạnh tranh. Hoạt động ngoại thơng càng phát triển thì các hình thức thanh toán cũng đa dạng tất yếu dẫn đến sự đa dạng của các hình thức tài chính trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm.

6.1. Hoạt động tài trợ xuất khẩu. Bao gồm các hình thức:

- Cho vay thu mua và sản xuất hàng xuất nhập khẩu: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thơng đã ký với khách hàng nớc ngoài hoặc căn cứ vào L/C đã đợc thông báo, Ngân hàng cấp tín dụng để giúp các đơn vị thu mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với những đơn vị cam kết thông báo L/C xuất khẩu và gửi bộ chứng từ thanh toán qua Ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm thì sẽ đợc áp dụng lãi suất vay u đãi.

- Chiết khấu bộ chứng từ: Căn cứ vào bộ chứng từ đòi tiền hoàn hảo, Ngân hàng mua lại toàn bộ chứng từ để giải phóng vốn cho vay cho doanh nghiệp, giúp cho họ có điều kiện tăng vòng quay vốn.

- Chiết khấu hối phiếu: Căn cứ vào hối phiếu đã đợc Ngân hàng nớc ngoài chấp nhận nhng cha đến hạn thanh toán, Ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm cấp tín dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu lại hối phiếu đó.

6.2. Hoạt động tài trợ xuất khẩu:

- Cấp tín dụng cho khách hàng mở L/C hàng nhập qua Ngân hàng công thơng Hoàn Kiếm. Mọi tín dụng th đều do Ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu, tuy nhiên không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số d tiền tài khoản để đảm bảo cho th tín dụng. Trên thực tế, khoảng cách giữa thời gian mở th tín dụng và thời gian thanh toán là một khoảng thời gian quá dài, nếu chúng ta khống chế số d tài khoản của nhà nhập khẩu thì điều này sẽ ảnh hởng tới khả năng kinh doanh của họ cũng nh ảnh hởng tới quá trình sản xuất kinh doanh. Nhng khi mở L/C , thì L/C đó lại thể hiện một sự đảm bảo thanh toán trừu tợng, có thể nói đó là một sự đảm bảo thanh toán của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng mở L/C phải gánh chịu một rủi ro khi một nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C hết hạn trả tiền. Để tránh những hoạt động cản trở tới kinh doanh của nhà nhập khẩu và đảm bảo uy tín của Ngân hàng, tránh đợc rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu thì Ngân hàng mở ra loại hình cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức tín dụng. Do đó, trớc khi mở L/C theo đề nghị của nhà nhập khẩu, Ngân hàng phải kiểm tra mục đích, đối tợng nhập khẩu, tính toán hiệu quả kinh tế của hợp đồng, xem xét khả

năng hoạt động và cạnh tranh của nhà nhập khẩu hiện tại và trong tơng lai... Đó là cơ sở để đảm bảo vốn vay của Ngân hàng.

- Ngoài ra Ngân hàng còn có thể cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu qua các hình thức cho vay để thanh toán tiền đặt cọc cho phía nớc ngoài hay cho vay trong thời gian mà nhà nhập khẩu bán hàng hoá nhập khẩu về cho đến khi thu đợc tiền bán hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm (Trang 52 - 54)