II. thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng
3. Từ phía nhà nước
ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế không chỉ có các yếu tố thuộc về phía các cơ quan đơn vị có nhu cầu sử dụng cán bộ quản lý kinh tế, hay các yếu tố thuộc về phía các cơ sở thực hiện đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, mà bên cạnh đó còn có các yếu tố thuộc về phía Nhà nước. Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm hơn tới công tác đào tạo và bồi dưỡng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nhưng sự quan tâm đó vẫn chưa tương xứng với vai trò của nó trong điều kiện nước ta hiện nay. Điều đó được thể hiện:
Việc khảo sát và đánh giá về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đã được Nhà nước chú trọng hơn trước nhưng vẫn chưa thật đầy đủ và toàn diện. Do đó chưa có cơ sở vững chắc để phân tích nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hiện nay nên chưa xây dựng được một định hướng, kế hoạch tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đang đặt ra hết sức bức xúc. Chính vì lẽ đó mà việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra khá tràn lan.
Trong việc định hướng, xác định mục tiêu tổng thể, xây dựng quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn chưa thực sự khoa học và hợp lý. Trong đó chưa đảm bảo được tính kế thừa và liên tục; chưa có sự hợp lý về cơ cấu giới tính, độ tuổi... giữa các thế hệ cán bộ quản lý kinh tế trong bộ máy Nhà nước. Việc phát triển đồng bộ và toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên tất cả các vùng miền của đất nước chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong quy hoạch nói trên. Nhà nước còn thiếu sự chú ý tới việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng, lĩnh vực kinh tế đặc biệt khó khăn của đất nước.
Mức đầu tư của Nhà nước cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế tuy đã được nâng cao hơn trước nhưng so với các nước khác trên thế giới là vẫn còn ở mức thấp. Với mức đầu tư thấp như vậy thì các cơ sở chỉ đủ chi cho việc trả lương cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia, đội ngũ nhân viên phục vụ trong trường; chi cho một số hoạt động hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập trong trường và cho việc sửa chữa nhỏ, sửa chữa thường xuyên một số trang thiết bị giảng dạy chưa không có điều kiện để hiện đại hoá và mở rộng quy mô nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng.
Các cơ chế, chính sách và hệ thống pháp lụât của nhà nước quy định về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tuy đã được bổ sung hoàn thiên rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa chặt chẽ.
- Hệ thống chính sách đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy còn chưa hợp lý và thoả đáng, chưa khuyến khích được những người giáo viên toàn tâm toàn ý vào công việc. Trong đó không có một khoản đầu tư nào dành cho việc bồi dưỡng thực tế cho các giảng viên đó, đây là một điều hết sức bất hợp lý. Giảng viên đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cần được cung cấp rất nhiều thông tin, vậy mà Nhà nước vẫn chưa có một chính sách nào nhằm cung cấp thông tin một cách cập nhật nhất cho các giảng viên. Đối với những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng, Nhà nước vẫn chưa có các chính sách ưu tiên như phong học hàm, các tiêu chuẩn đối với việc phong học hàm còn hết sức rườm rà, phức tạp, thậm chí là rất vô lý; thủ tục xét duyệt còn quá phức tạp và chưa thật khách quan...
- Đối với những cán bộ được cử đi học, Nhà nước vẫn chưa có một chính sách sử dụng hợp lý sau khi họ được đào tạo và bồi dưỡng để khuyến khích họ tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các khoá đào tạo và bồi dưỡng, khuyến khích họ không ngừng tự học tập nâng cao tri thức của mình. Những người có trình độ cao, có đủ tiêu chuẩn cũng được đối xử như những người có trình độ thấp và có năng lực kém, không làm việc được.
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế đã chặt chẽ hơn trước nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Hiện nay hoạt động quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế vẫn chưa đạt được sự thống nhất và nhất quán. Giữa các cơ quan chưa có sự phân định rõ ràng trong quản lý đã gây nên sự chồng chéo, ách tắc trong việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát. Các cơ quan kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo và bồi dưỡng còn thiếu những cơ sở pháp lý trong việc thực hiện nên nhiều khi còn làm việc theo cảm tính.
Chương III
Một số giải pháp để nâng cao chất lượng Công tác đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ quản lý kinh tế
Qua phần trên ta đã thấy rõ thực trạng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay còn rất nhiều khó khăn và bất cập. Để có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có chất lượng cao chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:
I. Từ phía các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế.
Trước hết các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ quản lý kinh tế cần phải hiểu rõ rằng trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế không chỉ là của các cơ sở đào tạo mà nó còn là trách nhiệm của bản thân các cơ quan đó, đặc biệt là đối với các nhà quản lý cấp cao trong cơ quan, đơn vị. Họ phải tích cực tham gia vào các quá trình đào tạo, hỗ trợ và can thiệp vào các quá trình đào tạo. Hơn thế họ còn phải là những người thực hiện công tác tuyên truyền về những chính sách chú trọng đến việc giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà Nước và tầm quan trọng cảu công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cho những cán bộ quản lý kinh tế khác, những cán bộ quản lý kinh tế ở cấp thấp hơn để cho bản thân mỗi người cán bộ quản lý kinh tế nhận thức được rõ nhu cầu phải nâng cao trình độ cho bản thân. Từ đó giúp họ tự giác tham gia vào các khoá đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hay tự xác định một phương pháp học tập nào đó cho bản thân. Các cơ quan, đơn vị đó có thể làm một số các công việc cụ thể sau:
- Họ có thể tổ chức các buổi toạ đàm định kỳ về sự cần thiết phải nâng cao trình độ của cán bộ quản lý kinh tế để làm cho các cán bộ đó thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phải nâng cao kiến thức của mình trong thời đại ngày nay.
- Các cơ quan, đơn vị này cũng có thể tổ chức các cuộc thi, các cuộc trao đổi để cho họ có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của nhau, trau dồi thêm những kiến thức chung về công tác quản lý kinh tế.
Đi đôi với việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của tất cả cán bộ quản lý kinh tế từ trên xuống dưới với đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế thì các cơ quan đó phải tiến hành xây dựng các chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế sao cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí công tác. Đây là một công tác rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế bởi nó sẽ giúp cho việc đào tạo được đúng hướng, đứng với nội dung công tác của từng cán bộ quản lý kinh tế, tránh lãng phí trong công tác đào tạo. Tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều phải định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế hàng năm và dài hạn sao cho đồng bộ và toàn diện. Việc xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phải được dựa trên yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của từng cấp, từng ngành, tránh tình trạng đào tạo một cách tràn lan, chạy theo số lượng. Trong công tác này các cơ quan, đơn vị cũng phải chú ý tới trọng tâm, trọng điểm của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế; phải xêm xét xem mình đang cần cán bộ quản lý kinh tế được đào tạo với nội dung gì để đưa đi đào tạo. Trong từng thời kỳ khác nhau thì vị trí và đòi hỏi về hoạt động của các cán bộ quản lý kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của đất nước cũng khác nhau, nên không thể dàn đều việc đào tạo mà phải có trọng điểm, trọng tâm thích hợp đối với từng loại cán bộ quản lý kinh tế. Không chỉ thế các bộ phận phụ trách công tác đào tạo và bồi dưỡng trong các cơ quan, đơn vị này phải chú ý tới cơ cấu của cán bộ quản lý kinh tế trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển, phải xác định đồng bộ cơ cấu trình độ đào tạo và bồi dưỡng, giới tính, độ tuổi, đảm bảo có tính kế thừa và kế tiếp nhau liên tục giữa các thế hệ cán bộ trong cơ quan. Chúng ta phải phân bổ việc đào tạo cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, tất cả các thành phần kinh tế và tất cả các vùng lãnh thổ của đất nước sao cho hợp lý nhằm phát triển kinh tế một cách đồng bộ và toàn diện. Trong quá trình phân bổ phải đặc biệt ưu tiên tới các bộ phận chậm phát triển, các lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại của các cơ quan, đơn vị đó; các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của
đất nước để từ đó có các chiến lược tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cho các khu vực trên. Trước mắt cần phải tập trung vào việc đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô và các cán bộ, công chức hiện đang làm việc trong các bộ phận, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế hay các cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế quốc dân ở các địa phương hay vùng lãnh thổ.
Không chỉ cần làm tốt các công việc trên, các cơ quan sử dụng cán bộ quản lý kinh tế còn phải có các kế hoạch sử dụng hợp lý đối với các cán bộ đã được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, tránh tình trạng lãng phí các nguồn lực do chi phí cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế là rất lớn. Các cán bộ sau khi đi học về cần được đưa vào những vị trí công tác phù hợp tương ứng với năng lực làm việc của họ; có thể đề bạt họ, đưa họ lên nắm giữ một vị trí công tác cao hơn vị trí công tác trước đây của họ. Nhờ vậy mà họ có thể làm việc có hiệu quả nhất, đồng thời cũng khuyến khích họ không ngừng học tập, nâng cao kiền thức về cả chuyên môn và kỹ năng làm việc.
Song song với việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, các cơ quan chức năng cũng cần phải xây dựng hệ thống kiểm tra và đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế làm việc thực sự có hiệu quả. Hệ thống này phải ngày càng được hoàn thiện bằng việc bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp quy làm cơ sở cho nó hoạt động như: các quy chế về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, nghiên cứu để sửa đổi hay bổ sung thêm các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, các tiêu chí để đánh giá công tác đào tạo....Qua đó cũng làm cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế phù hợp hơn với tình hình hiện nay của nước ta. Bên cạnh các văn bản pháp quy thì còn phải xây dựng cho hệ thống này một đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra và đánh giá có tính chuyên nghiệp cao, đạo đức tốt để đảm bảo được tính khoa học, tính chính xác và công minh trong công tác kiểm tra và đánh giá. Nhiệm vụ của hệ thống này là: - Phải thường xuyên thu thập thông tin phản hồi về quá trình đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ quản lý kinh tế nhằm đưa ra được những quyết định và điều chỉnh kịp thời cho việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.
- Các cơ quan có chức năng kiểm tra đánh giá phải thực hiện việc này một cách thường xuyên, khoa học và nghiêm túc để theo dõi xem nội dung, chương trình của công tác đào tạo có được thực hiện đúng hay không, mục tiêu của việc đào tạo và bồi dưỡng có thể đạt đến được hay không để từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế.
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế theo hướng ngày càng cao hơn và khắt khe hơn. - Việc kiểm tra và đánh giá phải được thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình
đào tạo: từ công tác lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế của các cơ quan có nhu cầu cho đến việc thực hiện của các cơ quan đó, của bản thân các cá nhân được chọn đi đào tạo và bồi dưỡng và việc tổ chức đào tạo của các cơ sở đào tạo.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng công tác kiểm tra và đánh giá. Bản thân hệ thống này cũng phải chú trọng tới việc đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ của mình về cả chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức để công tác kiểm tra, đanh giá được thực hiện tốt.
II. Từ phía các cơ sở tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. lý kinh tế.
Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, không chỉ cần sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ quản lý kinh tế mà vai trò của các cơ sở thực hiện việc đào tạo và bồi dưỡng cũng rất quan trọng. Các cơ sở này cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau để nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế:
Tăng cường và phát triển đội ngũ giảng viên của mình về cả số lượng và chất lượng vì lực lượng này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Đây là một việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế. Người ta vẫn coi đội ngũ thầy giáo như là cái máy cái-sản phẩm làm ra