Giải pháp của The Tokyo Marine and fire insurace Co, Ltd nhằm bắt buộc các chủ phương tiện xe máy

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ BHTNDS.doc (Trang 72 - 74)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẮT BUỘC BHTN DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TẠI HỘI THẢO

3. Giải pháp của The Tokyo Marine and fire insurace Co, Ltd nhằm bắt buộc các chủ phương tiện xe máy

nhằm bắt buộc các chủ phương tiện xe máy

Tại vì nước ta có số lượng xe máy dự báo năm 2001 lên tới xấp xỉ 6 triệu xe, hầu như các chủ phương tiện xe máy chỉ tham gia bảo hiểm lần đầu còn những đợt sau thì họ lại không tiếp tục mua, còn bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ôtô còn dễ bắt buộc hơn. Do chúng ta chưa có hệ thống kiểm tra hợp pháp cho xe máy dưới 125 phân khối (125 CC), do tình hình như vậy công ty bảo hiểm Tokyo Marine đã có các giải pháp sau:

- Đưa ra luật yêu cầu chủ phương tiện xe máy dán nhãn chứng nhận đã bảo hiểm trên góc của biển số xe. Các công ty bảo hiểm khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới của Việt Nam cũng nên thực hiện việc dán tem bảo hiểm để dễ kiểm tra, kiểm soát số lượng xe máy có tham gia bảo hiểm hay không. Nhãn chứng nhận này người bảo hiểm phát cùng với đơn bảo hiểm cho người được bảo hiểm (chủ xe máy), và tháng, năm của ngày hết hạn bảo hiểm được thể hiện rõ trên đó bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy từ xa.

Việc đáng bàn nữa là chất liệu tem phải làm như thế nào để chịu được cả mưa, cả nắng. Cần kéo dài thời hạn bảo hiểm bằng cách khuyến khích các chủ xe máy mua bảo hiểm dài hạn.

Còn ngày tháng ghi tem, không nên ghi ngày mua tem bảo hiểm mà chỉ cần ghi ngày hết hạn và thời hạn là bao nhiêu năm để công an dễ nhận ra ngay khi tem hết hạn.

Màu sắc của tem cần phải đặc biệt, nhìn thấy là bắt mắt ngay và nhận ra ngay, tránh trùng khít với màu xe.

Nếu được sự thống nhất chung với cả nước về cùng loại tem (màu sắc, biểu tượng, chất liệu, phí…) thì càng tốt. Còn nếu không thì phải có sự thống nhất màu sắc, biểu tượng tem để tránh nhầm lẫn.

- Cần kết hợp với công an có biện pháp xử phạt trên phạm vi toàn quốc đối với những người không thực hiện bảo hiểm xe máy và không dán nhãn trên xe.

- Mức phạt có thể là:

+ Những người không thực hiện việc mua bảo hiểnm xe máy: phạt tiền 50.000 đồng hoặc nặng hơn là phạt từ vài tháng.

+ Không dán nhãn trên xe phạt 20.000 đến 30.000 đồng

- Người bảo hiểm phát hành thông báo tái tục đến người mua bảo hiểm (chủ xe máy) khi hợp đồng bảo hiểm hết hạn.

Hiện tại, tất cả những người bảo hiểm đều gửi thông báo tái tục tới người được bảo hiểm (người chủ xe máy) hai tháng trước khi đơn bảohiểm hết hạn và thực hiện việc tái tục bảo hiểm.

- Tiến hành chiến dịch bảo hiểm và các hoạt động công cộng

bảo hiểm, cần tiến hành chiến dịch bằng cách phân phát tờ rơi thông qua đại lý xe máy, trạm bảo hành, sửa chữa, đại lý bảo hiểm… và treo những tờ áp phích.

+ Những hoạt động công cộng quảng cáo trên các phương tiện thông tin như báo, tạp chí, ti vi, đài.

* Đánh giá giải pháp của Tokyo Marine:

Công ty đã có được giải pháp vô cùng hiệu quả cao vừa thực hiện áp đặt ngay, vừa đưa ra phương thức thực thi và số tiền phạt cụ thể. Đây là công ty của Nhật nên có rất nhiều kinh nghiệm trong vấn đề bắt buộc mọi người dân đều phải tham gia. Các công ty bảo hiểm Việt Nam nên áp dụng ngay vào thực thi trong thời gian gần nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao tính bắt buộc trong nghiệp vụ BHTNDS.doc (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w