Mở hồ sơ bồi thường

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 53 - 76)

C. QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

B. QUY TRÌNH BỒI THƯỜNG XE CƠ GIỚI

C.2 Mở hồ sơ bồi thường

• Các Đơn vị mở hồ sơ bồi thường theo số thứ tự phát sinh cho từng nghiệp vụ của mình và chịu trách nhiệm về thống kê, lưu trữ hồ sơ bồi thường theo quy định của Công ty, mã số hồ sơ được lấy theo quy định của Công ty (kể cả đối với trường hợp bồi thường hộ).

• Trường hợp một vụ tai nạn phát sinh nhiều loại hình nghiệp vụ, phải được giải quyết chung một hồ sơ mà không tách mỗi loại hình BH là một hồ sơ riêng biệt. Tuy nhiên khi thống kê phải được tách riêng biệt số tiền bồi thường của mỗi loại hình BH này.

• Trong hồ sơ lưu phải có danh mục chứng từ để tiện theo dõi, đối chiếu. Tổng số trang trong hồ sơ (bao gồm cả chứng từ) phải được đánh số thứ tự từ 1 đến n và tại dưới mỗi trang phải đánh số theo quy định từ 1/n đến n/n.

2. Hồ sơ bồi thường

• Thông báo tai nạn xe cơ giới (theo mẫu của ABIC): do NĐBH, người được uỷ quyền, thừa kế hợp pháp (sau đây gọi chung là NĐBH) kê khai.

• Văn bản khiếu nại đòi bồi thường của NĐBH hay người có liên quan đính kèm các chứng từ có liên quan (nếu có).

• Bản xác minh phí của thống kê, kế toán Đơn vị BH gốc và Lãnh đạo đơn vị ký xác nhận tình trạng nộp phí của khách hàng. Nếu khách hàng chưa nộp phí sẽ từ chối bồi thường theo quy tắc (trừ khi có thoả thuận khác), trường hợp khách hàng đã nộp phí cho cán bộ của ABIC nhưng chưa nộp về Công ty thì vẫn giải quyết bồi thường cho khách hàng và sẽ tiến hành xử lý cán bộ đã thu phí theo Quy định về quản lý phí bảo hiểm của Công ty.

• Các bản chiết tính dự toán sửa chữa tài sản bị thiệt hại, biên bản đấu thầu…

• Giấy biên nhận hồ sơ, giấy này phải thể hiện đầy đủ tất cả các chứng từ có trong bộ hồ sơ do NĐBH và nhân viên của ABIC (có thể là GĐV, BTV, hoặc bộ phận

tiếp nhận hồ sơ, giải đáp thắc mắc của khi khách hàng khiếu nại bồi thường)

cùng xác nhận.

• Các chứng từ thể hiện việc tính toán, phê duyệt bồi thường của Đơn vị hoặc Công ty (trường hợp xét duyệt hồ sơ bồi thường trên phân cấp).

• Bản sao biên nhận tiền bồi thường kiêm giấy bãi nại (hoặc xác nhận của khách hàng đồng ý quyết định bồi thường của ABIC).

• Lưu ý: Tất cả các bản sao phải có xác nhận đối chiếu bản gốc của cán bộ ABIC hoặc cảnh sát giao thông thụ lý hồ sơ.

C3.2 Giấy tờ xe

 GCNBH, hợp đồng bảo hiểm hoặc các thỏa thuận khác (nếu có).

 Đăng ký xe

 Giấy chứng nhận kiểm định (Trang có năm sản suất xe và trang lưu hành).

 Bằng lái của lái xe gây ra tai nạn. C3.3 Hồ sơ tai nạn:

C3.3.1 Hồ sơ do công an thụ lý/GĐV ABIC xác lập

 Sơ đồ hiện trường tai nạn;

 Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn;

 Biên bản giải quyết tai nạn giao thông (có kết luận về nguyên nhân tai nạn);

 Kết luận điều tra của cơ quan cánh sát điều tra về nguyên nhân tai nạn (nếu có);

 Các biên bản hoà giải dân sự liên quan đến các bên trong vụ tai nạn;

 Phán quyết của Toà án (nếu có);

 ảnh chụp vụ tai nạn.

C3.3.2 Tài liệu khác (do ABIC thụ lý xác lập)

Những tài liệu liên quan đến việc xác minh vụ việc do ABIC tiến hành như:

 Biên bản xác minh vụ việc;

 Biên bản làm việc với các bên có liên quan;

 Giải trình, báo các công việc có liên quan;

 Các tài liệu khác có liên quan.

C3.4 Các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ

C3.4.1 BH TNDS của chủ xe đối với người thứ ba và hành khách:

 Các biên bản hoà giải dân sự liên quan đến các bên trong vụ tai nạn;

 Chứng từ y tế của các nạn nhân do các đơn vị y tế hợp pháp xác nhận;

 Biên bản giám định thiệt hại đối với tài sản;

 Chứng từ liên quan đến sửa chữa tài sản hư hỏng;

 Biên bản thu hồi tài sản đối với các tài sản phải thay thế;

 Các chứng từ chứng minh các chi phí hợp lý khác.

 Các tài liệu khác có liên quan.

C3.4.2 BH Tai nạn người ngồi và lái phụ xe:

 Chứng từ y tế của các nạn nhân do các đơn vị y tế hợp pháp xác nhận.;

 Các tài liệu khác có liên quan.

B3.4.3 Bảo hiểm TNDS của Chủ xe đối với hàng hoá chuyên chở:

 Bản chính hợp đồng vận chuyển;

 Hoá đơn nhận hàng xuất kho kèm theo bảng kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng, số lượng hàng hoá.

 Khiếu nại yêu cầu bồi thường của chủ hàng đối với chủ xe;

 Thỏa thuận bồi thường của Chủ xe đối với Chủ hàng;

 Biên bản giám định, ảnh chụp chi tiết thiệt hại đối với hàng hoá bị hư hỏng;

 Các chứng từ liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá bị hư hỏng;

 Biên bản thu hồi hàng hoá hư hỏng đã bồi thường 100% tổn thất;

 Các chứng từ chứng minh các chi phí hợp lý khác;

 Những xe chở hàng hoá đặc biệt phải có giấy phép chở hàng hoá đó như: Giấy phép chở hàng quá khổ, quá tải, chở chất cháy nổ …

 Các tài liệu khác có liên quan. C3.4.4 Bảo hiểm vật chất xe:

 Biên bản giám định, ảnh chụp giám định;

 Chứng từ sửa chữa xe (Báo giá được duyệt, Hợp đồng sửa chữa, Nghiệm thu thanh lý hợp đồng, Hoá đơn sửa chữa, Quyết định trúng thầu…);

 Các chứng từ xác định chi phí hợp lý: Việc thuê cẩu kéo, bảo vệ,…

 Các tài liệu liên quan đến việc chuyển quyền đòi người thứ ba (nếu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba);

 Biên bản mất cắp/trộm/cướp xe có kết luận của Công an, đính kèm theo là các vật chứng và bằng chứng như: Giấy/thẻ giữ xe, ảnh chụp các dấu vết cạy phá cửa, tường, băng ghi hình/tiếng (nếu có). Sơ đồ hiện trường, bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu…Bộ chứng từ này phải có xác nhận và chứng thực của Công an, đơn vị có liên quan, chứng từ này chỉ áp dụng cho hồ sơ bồi thường mất xe;

 Biên bản thu hồi tài sản đối với các tài sản phải thay thế;

 Các tài liệu khác có liên quan.

Ghi chú: Hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới:

A. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới

1. Đối tượng: Chủ xe cơ giới (kể cả chủ xe là người nước ngoài) sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra thiệt hại về người và/hoặc tài sản đối với bên thứ ba.

 BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. Loại trừ hành khách được vận chuyển trên môtô, xe máy (hành khách xe ôm).

3. Giải thích thuật ngữ:

• Bên thứ ba: Là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:

+ Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;

+ Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;

+ Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

• Hành khách: Là những người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ Luật dân sự, trừ hành khách được vận chuyển trên môtô, xe máy (hành khách xe ôm).

• MTNBH: Là số tiền tối đa mà doanh nghiệp BH có thể phải trả cho thiệt hại về người và/hoặc tài sản trong mỗi vụ tai nạn xẩy ra thuộc phạm vi trách nhiệm BH.

• Hành động cố ý gây thiệt hại: Là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xẩy ra. (Được quy định tại mục I điểm 1.4 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006).

4. Xe cùng chủ sở hữu: Về nguyên tắc chung các xe cùng một chủ sở hữu khi gây tai nạn với nhau thi không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên cũng không phát sinh TNBH. Trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng theo quy định hoặc tham gia ĐKBS 007-XCG (BH trách nhiệm xe cùng chủ).

5. Xác định mức độ lỗi: Căn cứ vào hồ sơ công an hoặc quyết định của toá án, tham chiếu với Luật giao thông đường bộ và các tài liệu có liên quan. Lỗi được phân chia như sau:

 Lỗi hỗn hợp: 50/50%

 Lỗi chính, lỗi phụ: 70/30%; 60/40%

 Lỗi một phần: 20/80%;10/90%

 Lỗi hoàn toàn: 100/0% 6. Loại trừ bảo hiểm

 Thực hiện theo Điều 11 của Quy tắc BH bắt buộc của chủ xe cơ giới theo quyết định 23/2007/QĐ-BTC.

 Trường hợp Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe/và hoặc lái xe cơ giới, sau khi điều tra cơ quan chức năng xác định và cưỡng chế đền bù TNDS cho bên thứ ba sẽ được coi là cố ý bỏ chạy và thuộc điểm loại trừ BH. 7. Từ chối bảo hiểm: ABIC có quyền từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi

thường tùy theo mức độ vi phạm của Chủ xe/lái xe được quy tại điều 7 của Quy tắc BH bắt buộc của chủ xe cơ giới theo quyết định 23/2007/QĐ-BTC. 8. Bồi thường nhân đạo: Hiệp hội bảo hiểm quản lý quỹ bồi thường này và có

quy chế cụ thể, các đơn vị không áp dụng thực hiện.

9. Điều khoản bổ sung: Bảo hiểm trách nhiệm xe cùng chủ (ĐKBS 007): Tuân thủ theo nội dung Quy tắc BH TNDS bắt buộc xe cơ giới, trong phạm vi MTN ghi trên GCNBH, ABIC sẽ trả tiền bồi thường đối với những thiệt hại về tài sản, thiệt hại về thân thể của chính chủ xe do tai nạn gây ra bởi chiếc xe được bảo hiểm.

10. Quyền lợi bảo hiểm

• Bồi thường thiệt hại về tài sản:

Số tiền bồi thường = Chi phí thiệt hại thực tế * mức độ lỗi của chủ xe. Thiệt hại thực tế: bao gồm các chi phí hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn, khắc phục tài sản hư hỏng trở lại trạng thái ban đầu như ngay trước khi xảy ra tai nạn bao gồm:

 Chi phí sửa chữa;

 Chi phí thay thế bộ phận: Trường hợp thay thế tài sản mới hơn khi bồi thường phải trừ phần khấu hao đã sử dụng (nếu tài sản bị thiệt hại là xe cơ giới áp dụng khấu hao như phần vật chất xe và thu hồi phần hư hỏng đã thay thế).

 Đối với tài sản thiệt hại là hàng hoá: giá trị thiệt hại bao gồm các chi phí; bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi do hậu quả của tai nạn, giảm giá trị hàng hoá, chi phí khắc phục, chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của BH.

 Các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan tới vụ tai nạn mà chủ xe cơ giới đã chi ra.

 Số tiền bồi thường không vượt quá MTN ghi trên GCNBH và không vượt quá số tiền thực tế chủ xe phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo hoà giải dân sự.

 Trường hợp chủ xe tham gia nhiều HĐBH, giới hạn TNBH được xác định là mức trách nhiệm của 01 HĐBH, số tiền bồi thường sẽ được phân bổ cho các HĐBH. • Bồi thường thiệt hại về người: Số tiền bồi thường được căn cứ theo:

- Quyết định của Toà án; Trong trường hợp không có quyết định của Toà án, mức bồi thường được dựa trên: Chi phí thực tế cho việc cứu chữa, phục hồi sức khoẻ… cho người bị hại;

- Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại phụ lục số 3 ban hành kèm theo quyết định 23/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Trường hợp Đơn vị BH phải có ý kiến tại Tòa án về mức độ chi trả, có thể căn cứ vào bảng trả tiền hoặc xác định chi phí thực tế hợp lý và phải tính đến mức độ lỗi của chủ xe/lái xe.

Có thể áp dụng 02 phương pháp sau:

 Phương pháp 1 : (áp dụng đối với trường hợp tham gia MTN tự nguyện): Bồi thường theo quyết định của Toà án trong trường hợp không có quyết định của Toà án thì dựa trên cơ sở các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng, chăm sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lý… cụ thể:

- Các chi phí cho việc cứu chữa, thuốc men, viện phí căn cứ vào các chứng từ hoá đơn hợp lý, hợp lệ (hoá đơn thuốc phải dựa trên đơn thuốc của Bác sỹ); - Chi phí mai táng: theo thực tế không quá 50%MTN;

- Bồi dưỡng trong thời gian nằm viện: 0.1% MTN/01 ngày, không quá 180 ngày;

- Tiền công chăm sóc: 0.1% MTN/1ngày, không quá 180 ngày;

- Thu nhập thực tế bị giảm sút: tính theo thực tế thu nhập của nạn nhân, trường hợp nạn nhân không xác định được mức thu nhập, hoặc là lao động tự do trả không vượt quá 500.000 đồng/tháng.

Trong trường hợp chủ xe/lái xe không cung cấp đủ các chứng từ thể hiện các chi phí hợp lý đã chi phí cho nạn nhân và/hoặc các chi phí thực tế này thấp hơn mức trả tiền trong bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người (Phụ lục số 3) thì áp dụng mức quy định trong bảng để giải quyết.

STBT không vượt quá: Mức tuyên do Toà Phán quyết/MTN ghi trên GCNBH và không vượt quá số tiền thực tế chủ xe phải bồi thường cho nạn nhân theo hoà giải dân sự.

 Phương pháp 2 : (áp dụng đối với MTN bắt buộc 50/50 hoặc 30/30 đối với xe mô tô). Bồi thường theo quyết định của Toà án trong trường hợp không có quyết định của Toà án thì dựa theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người (Phụ lục số 3) ban hành kèm theo quyết định số 23/2007/QĐ-BTC.

Số tiền bồi thường không vượt quá: Mức tuyên do Toà Phán quyết/Mức quy định trong bảng quy đinh trả tiền bồi thường thiệt hại về người (Phụ lục số 3); MTN ghi trên GCNBH và không vượt quá số tiền thực tế chủ xe phải bồi thường cho nạn nhân theo hoà giải dân sự.

Trường hợp chủ xe tham gia nhiều HĐBH, mức giới hạn TNBH được xác định là tổng MTN của các HĐBH, tổng mức bồi thường của các hợp đồng không vượt quá số tiền chủ xe phải bồi thường cho nạn nhân, số tiền bồi thường sẽ được phân bổ cho các HĐBH.

1. Đối tượng: Lái xe, phụ xe và những người khác được chở trên xe cơ giới . 2. Phạm vi bảo hiểm:

 Tai nạn người ngồi trên xe: Thiệt hại về thân thể do tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

 Tai nạn lái, phụ xe: Thiệt hại về thân thể do tai nạn liên quan đến việc sử dụng chiếc xe đó.

3. Loại trừ BH: Thực hiện theo Điều 9 và Điều 23 của Quy tắc BH tự nguyện XCG.

4. Giảm số tiền chi trả BH: Quyền lợi của NĐBH sẽ bị giảm một phần hay toàn bộ số tiền chi trả, thực hiện theo Điều 6 của Quy tắc BH tự nguyện xe cơ giới. 5. Hướng dẫn bồi thường:

 Trường hợp NĐBH chết do tai nạn thuộc phạm vi BH: chi trả toàn bộ STBH

 Trường hợp NĐBH bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi BH: - Trường hợp NĐBH bị thương tật vĩnh viễn:

Số tiền chi trả = Tỷ lệ trả tiền BH x Số tiền bảo hiểm (Tỷ lệ trả tiền BH được xác định theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm do tai nạn). - Trường hợp NĐBH bị thương tật tạm thời:

Một phần của tài liệu Bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 53 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w