Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tai cty CP tam lop va VL XD Dung Anh - .doc (Trang 134 - 150)

III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần

4. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ

quả tiêu thụ

4.1. Về hạch toán doanh thu và giá vốn

Khi có nghiệp vụ phát sinh về tiêu thụ thành phẩm để đảm bảo đúng trình tự ghi chép và để tiện cho việc theo dõi doanh thu, thành phẩm và giá vốn thành phẩm, công ty nên vừa định khoản để xác định doanh thu của số sản phẩm tiêu thụ, vừa ghi định khoản giá vốn của số thành phẩm xuất bán:

phẩm bán ra

Có TK3331 : Thuế GTGT đầu ra Đồng thời kế toán ghi:

Nợ TK632 : Giá vốn của số thành phẩm bán ra

Có TK155 : Gía thành của số thành phẩm xuất kho

4.2. Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Để đảm bảo sự thống nhất về tài khoản cũng như để dễ quản lý, dễ theo dõi và để đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành công ty nên hạch toán riêng khoản giảm giá hàng bán hiện tại công ty đang hạch toán bên Nợ TK511 sang hai tài khoản là TK521 và TK635. Với các khoản giảm do khách hàng mua thường xuyên ổn định và mua với số lượng lớn thì hạch toán vào TK521- chiết khấu thương mại, còn giảm giá với khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh

người mua khi người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng, kế toán ghi:

Nợ TK635: Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng

Có TK111, 112, 131... : Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng

+ Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi:

Nợ TK521 : Chiết khấu thương mại chấp thuận cho khách hàng

Nợ TK331 : Thuế GTGT tương ứng với phần chiết khấu

Có TK111, 112, 131...: Tổng số chiết khấu thương mại

+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại sang TK511:

mại

4.3. Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng

Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, công ty nên thực hiện thường xuyên hơn chiết khấu thanh toán với khách hàng đồng thời nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Đối với một số trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên độ kế toán công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

+ Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi được xác định theo một trong hai phương pháp sau:

Phương pháp kinh nghiệm: Đây là phương pháp mang

tính định tính cao, trên cơ sở phân tích tính chất các khoản phải thu và dựa vào hoạt động kinh nghiệm nhiều năm, kế toán ước tính tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi trên doanh số

chịu X Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính

Phương pháp xác định dựa vào thời gian quá hạn

thực tế: Cuối kỳ công ty rà soát lại các khoản phải thu quá

hạn, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng , lập bảng phân tích các khoản phải thu theo thời gian. Kế toán ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi dựa trên thời gian quá hạn, nếu khoản nợ quá hạn càng lâu thì tỷ lệ phải thu khó đòi càng lớn và lập bảng ước tính các khoản phải thu khó đòi.

Sốdự phòng cần lập cho khách hàng đáng ngờ i = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ i X Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng i

+ Trình tự hạch toán

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính toán xác định mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:

số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại:

Nợ TK139

Có TK6426

Ngược lại nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành trích lập bổ xung. Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi ở niên độ kế toán sau.

+ Trong niên độ kế toán tiếp theo kh thu hồi hay xoá sổ các khoản nợ phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sẽ được trừ vào dự phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý:

Nợ TK111, 112

Nợ TK139 : Trừ vào dự phòng

Nợ TK6426 : Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng nhưng nay lại thu được thì kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập:

Nợ TK139

Có TK6426

4.4. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh phát sinh không đều giữa các tháng. Bởi vậy nếu sau khi xác định được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà kế toán kết chuyển toàn bộ sang TK911 thì sẽ không phản ánh chính xác được kết quả tiêu thụ thành phẩm. Do đó công ty cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý để phản ánh chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của mình. Nghĩa là tính xem tỷ lệ một đồng doanh

chi phí quản lý doanh nghiệp của năm trước.

Ví dụ: Tổng doanh thu năm 2004: 1125 532 440 464 Tổng chi phí bán hàng trong năm 2004: 4 419 013 098 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2004: 4 785 888 144

Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu cả năm = 4 419 013 098/125 532 440 464 x 100 =3,5%

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu cả năm = 4 785 888 144/125 532 440 464 x 100 = 3,8%

Với tỷ lệ phân bổ như trên, hàng tháng căn cứ vào doanh thu của Công ty kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng vào TK911 theo công thức:

CPBH phân bổ vào TK911 = Tỷ lệ CPBH x Doanh thu trong tháng

phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ vào TK911 với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh. Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp

+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 nhỏ hơn chi phí bán hàng thực tế phát sinh thì kế toán ghi:

Nợ TK911: Chi phí bán hàng phân bổ Nợ TK1422: Phần chênh lệch

Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh

+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 lớn hơn chi phí bán hàng thực tế phát sinh thì kế toán ghi:

Nợ TK 911: Chi phí bán hàng phân bổ Có Tk1422: Phần chênh lệch

Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh

Như vậy thông qua tài khoản 1422 kế toán phản ánh một phần chi phí bán hàng vào TK911, lúc đó việc xác định

hành tương tự chi phí bán hàng. Kế toán cũng xác định phần chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào trong tháng và phần chênh lệch kế toán cũng phản ánh vào TK1422

Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2005, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh như sau:

+ Chi phí bán hàng: 23 093 569 872 x 3,5% = 808 274 945đ

Như vậy chi phí bán hàng kết chuyển sang TK911 là: 808 274 945đ; số còn lại (808 274 945 - 767 130 553) = 41 144 392 hạch toán vào bên Có TK1422 để tiếp tục phân bổ.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: 23 093 569 872 x 3,8% = 877 555 655đ

Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển sang TK911 là 877555655đ số còn lại (877 555 655 - 796

tính lại như sau:

23 093 569 872 – (21 110 000 000 + 808 274 945 + 877 555 655) =297739270đ 877 555 655) =297739270đ

Chênh lệch so với cách tính bình thường là: (419886198 –297739270)= 122146928đ

Vậy, nếu thực hiện theo tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp như trên thì trong tháng 1 năm 2005 tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của Công ty sẽ là 297739270đ

4.5. Về việc xác định kết quả tiêu thụ

Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại sản phẩm là tấm lợp AC và tấm lợp KLM.

Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản phẩm để từ đó đề

bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm

Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm = Giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm/ Tổng giá vốn

hàng bán trong tháng

Chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí bán hàng trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm

Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng x Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm

Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2005 kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ của sản phẩm tấm lợp AC như sau:

+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán sản phẩm TLAC: = 17727500000/21110000000 = 84%

TLAC:

877 555 655 x 84% = 737 146 750đ

Như vậy kết quả kinh doanh của sản phẩm tấm lợp AC được tính như sau:

= (18 802 059 884 - 17 727 500 000 - 678 950 954 - 737 146 750)

= -341 537 824đ

Vậy nếu tính theo cách này ta sẽ thấy việc tiêu thụ thành phẩm là tấm lợp AC trong tháng 1 lỗ. Nếu cứ để nguyên theo báo cáo tổng hợp của cả hai loại sản phẩm thì ta chỉ thấy doanh nghiệp lãi mà không thấy ngay được việc tiêu thụ tấm lợp AC không mang lại hiệu quả như vậy. Do đó việc tách để xác định kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm giúp cho Công ty trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp kinh doanh kịp thời để mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp mình.

sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp.

Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh, được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán, các cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thanh Quý em đã đi sâu tìm hiểu kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các cán bộ phòng kế toán trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Hoàn g Diệu Ly

Một phần của tài liệu Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tai cty CP tam lop va VL XD Dung Anh - .doc (Trang 134 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w