2/ Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần AN VIỆT
2.1.3/ Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty
2.1.3.1/ Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán” Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 156, 336
2.1.3.2/ Sổ kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng sổ cái TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán, công ty mở sổ chi tiết cho tài khoản này.
2.1.4/ Phương pháp kế toán giá vốn của hàng bán tại Công ty
Trước khi phản ánh trị giá vốn hàng bán, kế toán cần phải tính giá xuất kho. Tại công ty tính giá xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân. Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được tính trên cơ sở giá bình quân của hàng hóa tồn đầu kỳ và nhập vào trong kỳ.
Theo công thức:
Cụ thể ta tính giá xuất kho của các loại hàng hóa ở ví dụ 1: Đơn giá bình quân 35429651
của nồi cơm Tiger = –––––––––––––––––––– = 984.157 đồng JCC 36
Đơn giá bình quân 77433569
của nồi cơm Tiger = –––––––––––––––––––– = 967.918 đồng JAE A18S 80
Đơn giá bình quân 393417702
của nồi cơm Tiger = –––––––––––––––––––– = 658.991 đồng JNP 1803 597
Phản ánh trị giá vốn hàng bán:
Nồi cơm Tiger JCC 2700 7x984.157 = 6.889.099
Nồi cơm Tiger JAE A18S 3 x 967.918 = 2.903.745 đồng Nồi cơm Tiger JNP 1803 10 x 658.911 = 6.589.110 đồng
Tổng cộng: 16.381.963 đồng
Căn cứ vào phiếu xuất kho số: 002655 (Xem biểu số 9) kế toán hạch toán trị giá vốn hàng bán như sau:
Nợ TK 632: 16.381.963 đồng Có TK 156: 16.381.963 đồng
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán đã tiêu thụ để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 16.381.963 đồng
Có TK 632: 16.381.963 đồng
Cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn hàng hoá kế toán cập nhật vào nhật ký chung, sổ cái TK 156 (Xem biểu số 19) sổ cái TK 632 (Xem
biểu số 20).