Thuế lợi tức phải nộp (35%) 68,25 73,5 5,25 7,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 32 - 50)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

7. Thuế lợi tức phải nộp (35%) 68,25 73,5 5,25 7,

8. Lợi tức sau thuế 126,75 136,5 9,75 7,69

9. Tỉ suất chi phí/DTT (%) 5,642 4,35 -0,692 -10. Tỉ suất LN trước thuế/DTT (%) 0,284 0,247 -0,037 - 10. Tỉ suất LN trước thuế/DTT (%) 0,284 0,247 -0,037 - 11. Tỉ suất LN sau thuế/DTT (%) 1,1847 0,16058 -0,02412 - 12. Lương bình quân 1người/năm 13,44 11,4 -2,04 -15,17

Căn cứ vào bảng số liệu 5 ta có nhận xét sau:

Lợi tức sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng 9,75 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 7,69%. Nguyên nhân là do công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu thị trường hợp lý. Để thấy rõ được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như thế nào trong 2 năm ta dựa vào việc phân tích cụ thể những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng:

Tổng doanh thu thuần năm 2001 tăng 16.380 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng là 23,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2001 ngoài việc kinh doanh các mặt hàng truyền thống, công ty còn phát triển kinh doanh các mặt hàng khác như: cao su, gạo, sắt thép, hàng dệt may, gốm sứ, hàng thực phẩm, hoa quả tươi... do đó phần nào đã làm cho doanh số bán ra năm 2001 tăng.

Tương ứng như vậy giá vốn hàng bán tăng 16.128 triệu đồng tương ứng tăng 24,82%, tỉ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tỉ lệ tăng của doanh thu. Điều này làm cho lãi gộp của công ty tăng chậm, lợi nhuận gộp năm 2001 đạt 3.907 triệu đồng tăng 252 triệu đồng tương tứng tỉ lệ tăng là 6,89% so với năm 2000. Tuy lãi gộp tăng nhưng tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm so với năm 2000 là 0,73%. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm kéo theo tỉ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế cũng giảm tương ứng là 0,037% và 0,02412%. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao. Như vậy tuy lợi nhuận năm 2001 tăng nhưng hiệu quả kinh tế lại không được tốt.

Trong công tác quản lý chi phí: Tổng chi phí năm 2001 tăng 237 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 6,84% so với năm 2000. Trong đó chi phí bán hàng tăng 130 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 18,05%. Chi phí quản lý cũng tăng 107 triệu đồng tương ứng tăng là 3,9%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2001 là tốt hơn năm 2000 do tỷ suất chi phí giảm 0,692. Đây là điều kiện thuận lợi của công ty. Do vậy nguyên nhân chính làm cho hiệu quả kinh tế năm 2001 không cao là do giá vốn hàng bán quá cao từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Công ty cần phải cố gắng nghiên cứu lựa chọn

những nguồn hàng hợp lý hơn để có được hiệu quả kinh tế cao hơn nữa trong những năm tới.

Thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ttong 2 năm 2000 và 2001 ta có thể thấy được sự tăng trưởng công ty không đều doanh thu tăng nhưng lợi nhuận tăng không nhiều. Nhưng cũng thấy rõ được sự nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty trong việc quản lý, nắm bắt thị trường và sự hăng say lao động nhằm nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thương trường.

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội

1. Tình hình tổ chức, quản lý sử dụng vốn của Công ty

Trước đây thời bao cấp các doanh nghiệp được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì lại được nhà nước bù lỗ. Vì vậy không chú trọng khâu quản lý vốn sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ giao một phần vốn còn lại doanh nghiệp tự tạo thêm nguồn vốn cho mình và phải hoạt động sao cho để bảo toàn được vốn nhà nước đã giao. Điều này làm cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.

Tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội vốn tự có ban đầu không được nhiều nên vấn đề đặt ra là công ty cần phải tổ chức công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh. Dưới sự chỉ đạo của giám đốc và kế toán trưởng vốn kinh doanh của công ty nói chung và vốn lưu động nói riêng được quản lý tương đối chặt chẽ. Do vốn kinh doanh không nhièu nên khâu tổ chức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá rất được coi trọng. Tuy nhiên nếu quá coi trọng doanh số mà lợi nhuận thu được thấp thì việc sử dụng đồng vốn chưa tốt. Ngoài ra trực tiếp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá, công ty còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động dịch vụ khác như vận tải, tư vấn...

Công ty rất coi trọng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng.

Trong khâu quản lý vốn bằng tiền: Đầu quý kế toán trưởng lập kế hoạch thu chi tiền tệ (đầu tuần, đầu tháng) khi thu được tiền bán hàng về thủ quỹ nộp ngay vào tài khoản tiền ngân hàng, tiền mặt tại quỹ chỉ đủ thoả mãn nhu cầu chi tiêu tiền mặt ở công ty. Cuối ngày kế toán thanh toán và thủ quỹ đối chiếu sổ sách với nhau, tránh hiện tượng gian lận, mọi khoản thu chi tiền mặt, gửi tiền và rút tiền ngân hàng đều có chứng từ xác nhận như: phiếu thu, phiếu chi, séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... Để tăng tốc độ thu hồi tiền công ty áp dụng các biện pháp.

+ Khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng cách chia lại cho khách hàng mối lợi như áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn.

+ Đôn đốc thu hồi nợ: Kế toán công nợ có trách nhiệm nắm chính xác số dư của từng khách hàng. Nếu đến hạn mà khách hàng không trả nợ tiền thì kế toán phải gọi điện, gửi công văn đến nhắc nhở, nếu vẫn chưa trả lời thì trực tiếp đến đòi nợ. Để giảm tốc độ chi tiêu công ty đáo hạn các khoản nộp ngân sách nhà nước, gia hạn nợ các khoản vay ngắn hạn.

Để đi vào xem xét chi tiết và phân tích vốn lưu động của công ty, trước hết ta phải xem xét cơ cấu và nguồn hình thành lên vốn của công ty.

Bảng 6 ngang **********

Nhìn vào bảng cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội ta thấy tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 315.641.000 đồng với tỉ lệ tăng 0,0875%. Trong đó vốn cố định bình quân có chiều hướng giảm năm 2000 số vốn cố định là 8.581.616 nghìn đôngf thì năm 2001 giảm xuống còn 6.987.386.000 đồng với tỉ lệ giảm là 18,57% tương ứng với số tiền giảm là 1.594.230.000 đồng, có tình trạng này là do năm 2001 công ty thanh lý một số máy móc cũ để chuẩn bị đầu tư những trang thiết bị hiện đại hơn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Về vốn lưu động bình quân thì năm 2001 tăng so với năm 2000 là 1.909.871.000đồng với tốc độ tăng là 6,95% đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Có được số vốn kinh doanh bình quân trên là do một số nguồn hình thành đó là: Số vốn chủ sở hữu của công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 1.362.100.000 đồng với

tỉ lệ tăng là 9,56% nguồn vốn vay của năm 2001 giảm so với năm 2000 là 88.898.000 đồng với tốc độ giảm là 0,064% và các nguồn hình thành vốn khác cũng giảm so với năm 2000 là 957.561.000 đồng với tỉ lệ giảm là 12,1%. Nhìn chung qua phân tích ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty là hợp lý đảm bảo cho quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ trong nước, đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ về vốn trong kinh doanh.

2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu chỉ cần có nhiều vốn đề tồn tại và phát triển thì chưa đủ, điều quan trọng là số vốn đó được sử dụng như thế nào và được phân bổ vào các bộ phận có liên quan có hợp lý hay không, có đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội để thấy được tình hình dự trữ hàng hoá vật tư cũng như lượng tiền dự trữ của công ty có đảm bảo cho hoạt động của công ty được bình thường và đem lại hiệu quả hay không.

Bảng 7 ngang ***************

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn lưu động của công ty năm 2001 tăng 12,52% so với năm 2000 với số tiền tăng là 3.749.941 đồng. Trong đó vốn lưu động tăng lên chủ yếu là do tăng các khoản phải thu là 13.500.000 nghìn đồng chiếm tỉ trọng 45,07% thì sang năm 2001 các khoản phải thu là 1.554.168 nghìn đòng với tốc độ tăng là 11,22%. Một khoản tăng tương đối mạnh đó là vốn bằng tiền nếu năm 2000 với số tiền là 7.684.381 nghìn đồng chiếm tỉ trọng 25,65% thì sang năm 2001 đã tăng thêm 1.296.991 nghìn đồng với tốc độ tăng là 16,37% và chiếm tỉ trọng là 26,64% trong tổng vốn lưu động của công ty. Với một công ty thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu thì các khoản vốn thuộc về tài sản lưu động là rất quan trọng đối với hoạt động của mình nên công ty phải thực hiện các chỉ tiêu đề ra để thu hồi hoặc dự trữ các khoản này cho phù hợp. Trong năm qua lượng hàng tồn kho của công ty tăng khá nhanh là công ty đang kinh doanh một số mặt hàng mới nhưng do giá thế giới giảm mạnh nên công ty chưa xuất khẩu được làm cho hàng tồn kho năm 2001 tăng 754.108 nghìn đồng với tỉ lệ tăng là 24,12% so với năm 2000. Công ty nên chú ý hơn nữa đến lượng hàng dự trữ, không nên

dự trữ quá nhiều hàng, tránh tình trạng hàng hoá bị hao hụt, mất giá, lỗi thời. Vì vậy việc xác định một lượng hàng phù hợp là quan trọng đối với các công ty kinh doanh trong điều kiện kinh tế như hiện nay.

Như vậy từ bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty chủ yếu phân bổ vào các khoản phải thu, khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động và có chiều hướng tăng lên trong năm 2001. Ngoài ra nó cũng phân bổ một phần vào vốn bằng tiền, khoản này chiếm tỉ trọng tương đối và cũng tăng lên trong năm 2001. Trong năm vừa qua các khoản tạm ứng, ký quỹ và ký cược ngắn hạn của công ty đã thu hồi được, do vậy khoản tài sản lưu động khác uỷ thác tăng lên so với năm 2000. Do vậy ta có thể thấy được công ty thực hiệnhd kinh doanh đạt mức kế hoạch đề ra. Nhưng để đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn lưu động ta phải xem xét từng khoản thuộc về tài sản lưu động. Trước hết ta xét khoản vốn bằng tiền của công ty.

2.1. Tình hình sử dụng vốn bằng tiền của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội

Mọi doanh nghiệp đều cần một lượng tiền mặt dự trữ nhất định cho việc kinh doanh. Việc dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề tính lợi ích và tính rủi ro.

Bởi nếu chấp nhận tính lợi ích cao lượng tiền dự trữ ít thì rủi ro rất lớn. Ngược lại, nếu dự trữ tiền mặt lớn thì rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao bởi lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời.

Bảng 8: Tình hìh vốn bằng tiền của Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội Đơn vị: nghìn đồng

Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tiền mặt 971.743 12,64 1.451.472 16,16 479.729 49,36 2. Tiền gửi ngân hàng 65.787.238 75,31 6.523.687 72,63 736.449 12,72 3. Tiền đang chuyển 925.400 12,05 1.006.213 11,21 80.813 8,73 Tổng cộng 7.684.381 100 8.981.372 100 1.296.991 16,87

Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền của công ty tăng lên 16,87% chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng tăng trong năm qua khoản này đã tăng 12,72% về số tiền là 736.449 nghìn đồng, rõ ràng khoản này tăng sẽ ảnh

hưởng trực tiếp tới vốn bằng tiền của công ty vì nó chiếm tới 75,31% năm 2000 và 72,63% năm 2001. Với chức năng hoạt động xuất nhập khẩu là chủ yếu thì tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng tăng lên làm cho số tiền lãi gửi từ ngân hàng thường xuyên về nhập quỹ. Đồng thời tiền mặt của công ty cũng tăng lên 479.729 nghìn đồng với tỉ lệ tăng là 49,36% làm cho công ty tăng cường khả năng thanh toán các khoản phát sinh thường xuyên như: chi phí về mua bán hàng hoá, chi phí vận chuyển, trả lương công nhân viên... Đối với khoản tiền đang cũng tăng 80.813 nghìn đồng với tốc độ tăng 8,73% góp phần làm cho khoản vốn bằng tiền tăng lên. Nhưng khoản tiền mặt ở công ty mà tăng lên nhiều là không tốt vì nó có thể tăng một lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời cao nếu công ty không sử dụng hết số tiền mặt trong một thời gian nhất định. Nhìn chung có thể nói khoản vốn bằng tiền của công ty tăng lên thì khả năng thanh toán tức thời cũng tăng lên. Như đã phân tích ở khoản vốn bằng tiền của công ty chiếm tỉ trọng 26,64% trong tổng tài sản lưu động năm 2001. Để biết được việc duy trì lượng vốn bằng tiền như thế nào có hợp lý hay không ta xem khả năng thanh toán tức thời của công ty thông qua chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số thanh toán tức thời =

Hệ số thanh toán tức thời năm 2000: 0,4 Hệ số thanh toán tức thời năm 2001: 0,5

Căn cứ vào hệ số thanh toán tức thời ta thấy năm 2001 công ty tự chủ hơn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như các khoản cần thanh toán ngay.

Là một công ty hoạt động chủ yếu là xuất nhập khẩu nên công ty quan hệ với rất nhiều ngân hàng Hà Nội (Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội...). Cũng chính vì sự đa dạng đó mà việc quản lý tiền mặt của công ty cũng rất phức tạp, phải theo dõi từng ngày từng giờ. Công ty không có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như không có khoản đầu tư vào mục chứng khoán nào bởi trên thực tế nhu cầu tiền mặt tại công ty diễn ra thường xuyên. Do vậy, công ty hầu như không có tiền nhàn rỗi mà phải thường xuyên vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán cho hàng xuất nhập

khẩu với một số ngoại tệ lớn vì hàng của công ty chủ yếu là xe ô ô các loại, phụ tùng thiết bị, máy công cụ...

Ngoài ra năm 2001 công ty còn xuất thêm một số mặt hàng: cao su, đá xây dựng, hoa quả khô, về hàng nhập cũng sử dụng những ngoại tệ để thanh toán. Khi xuất các mặt hàng đi ngoại tệ thu về công ty chỉ được sử dụng 50% trong tổng ngoại tê còn laị 50% phải gửi lại ngân hàng (theo quyết định 63/CP ngày 17/8/1999 và quyết định 173/TTg ngày 12/9/1998 về việc sử dụng ngoại tệ) đã phần nào làm cho công ty khá bị động trong việc sủ dụng vốn. Để cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thì phỉa làm cho vốn lưu động tăng vòng chu chuyển. Vấn đề tiền mặt rất được chú trọng vì công ty thường xuyên xuất hiện nhu cầu ngắn hạn như tạm nhập tái xuất, nhu cầu chi trả lương... tất cả đều cần tiền mặt. Hơn thế nữa để chủ động trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 32 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w