2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ Ở CÔNG TY TƯ VẤN & THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
2.2. Kế toán chi tiết ở Công ty Tư vấn & Thiết kế Kiến trúc VN
Như phần phân loại TSCĐ ở công ty chung ta đã thấy ở công ty có rất nhiều loại TSCĐ do đó mà yêu cầu quản lý TSCĐ trong công ty đòi hỏi phải kế toán chi tiết TSCĐ để thông qua đó kế toán sẽ cung cấp những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình phân bố TSCĐ, số lượng và tình hình chất lượng kỹ thuật của TSCĐ. Tình hình huy động cũng như tình hình bảo quản TSCĐ ở công ty.
Quá trình mua bán được tiến hành như sau:
Trước tiên công ty lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty Tư vấn & Thiết kế kiến trúc Việt Nam được thực hiện trên các sổ, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, sổ chi tiết theo dõi tăng giảm TSCĐ và bảng theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ theo nguồn hình thành.
TSCĐ của Công ty tăng lên chủ yếu là do mua sắm mới vật tư tăng do công trình xây dựng cơ bản hình thành đưa vào sử dụng.
Lên danh mục trang thiết bị thuộc TSCĐ cần cho dự án đầu tư sản xuất. Sau đó lập tờ trình lên chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt. Sau khi xem xét đánh giá về tất cả các chỉ tiêu của công ty, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch và phương án mua sắm tổ chức quản lý và kế hoạch hoàn trả vốn đầu tư. Khi được phê duyệt, công ty tổ chức mời thầu, chọn thầu chào hàng. Chủ thầu nào đặt giá rẻ nhất mà chất lượng tốt nhất sẽ trúng thầu. Bộ phận mua hàng sẽ lên bảng báo giá gửi lên giám đốc công ty. Nếu được chấp nhận thì việc ký kết hợp đồng mua bán mới được tiến hành. Công ty phải lập hội đồng để xác định đúng nguyên giá của TSCĐ.
Khi có TSCĐ tăng thì công ty phải lập “biên bản giao nhận TSCĐ” cùng với người giao TSCĐ (mẫu 01- TSCĐ- hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp). Bên giao nhận gồm có: giám đốc công ty, phòng kế toán, phòng vật tư thiết bị, nhân viên kỹ thuật (do phòng kỹ thuật phân công), tổ bảo vệ. Sau đó bên giao nhận TSCĐ lập một hồ sơ riêng về TSCĐ hồ sơ gồm có:
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ khá có liên quan.
Bộ hồ sơ gồm 2 bản:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có một số TSCĐ đã bị cũ đi, hư hỏng hoặc bị lỗi thời do tiến bộ khoa học kỹ thuật, không phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh những TSCĐ mà công ty không cần dùng cho nên công ty phải tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán các tài sản đó.
Việc tiến hành nhượng bán, thanh lý TSCĐ chỉ được tiến hành sau khi được quyết định thanh lý nhượng bán cuả Giám đốc Công ty. Người nào đặt giá cao nhất trong số những người tham gia đấu giá thì TSCĐ sẽ thuộc về người đó.
Ban thanh lý gồm có: + Giám đốc công ty. + Phòng kế toán
+ Phòng vật tư thiết bị. + Nhân viên kỹ thuật. + Tổ bảo vệ.
Trường hợp nhượng bán thì phải có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng mua bán, phải lập hội đồng xác định giá, thông báo công khai...
Sau đó cùng nhau tiến hành đánh giá TSCĐ theo hiện trạng. - Giá trị còn lại của TSCĐ
- Giá trị thu hồi.
- Chi phí thanh lý (nhượng bán).
...
Trình tự ghi sổ chi tiết tại phòng kế toán Công ty tư vấn & Thiết kế kiến trúc VN
*Thẻ TSCĐ: căn cứ để lập thẻ TSCĐ là các chứng từ. - Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ. - Bảng tính khấu hao TSCĐ.
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
* Sổ chi tiết theo dõi tăng giảm TSCĐ: Được mở theo qúy cho từng loại TSCĐ.
*Sổ TSCĐ: Được mở theo qúy cho toàn bộ TSCĐ trong công ty: căn cứ để ghi sổ chi tiết tình hình tăng giảm TSCĐ và các chứng từ tăng, giảm TSCĐ.
Bảng theo dõi nguyên giá và giá trị còn lại theo nguồn hình thành.
Bảng được lập theo qúy để đáp ứng cho yêu cầu nắm bắt thông tin là cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm kê định về TSCĐ lập kế hoạch đầu tư cho TSCĐ