TRÊN THẾ GIỚI
Phương pháp xác định lợi nhuận chịu thuế chịu chi phối bởi chủ yếu bởi hệ thống thuế và cơ sở tính thuế riêng biệt của từng quốc gia. Bên cạnh đó, mối quan hệ
giữa hệ thống pháp luật về thuế và các luật lệ cũng như quy định trong hệ thống kế toán tại các quốc gia sẽảnh hưởng đến nội dung và phương pháp xác định lợi nhuận chịu thuế trình bày trên các báo cáo thuế.
Qua nghiên cứu của Christopher Nobes và Robert Parker [13] về căn cứ tính thuế
tại các quốc gia cho thấy:
1.4.1. Mỹ
Đối chiếu với kế toán về thuế của Hoa Kỳ cho ta thấy lợi tức chịu thuế theo cách tính của Liên bang, tiểu bang hoặc địa phương ít khi giống với lợi tức kế toán trên BCTC. Sự khác nhau này do chính quyền liên bang hoặc địa phương thường tính toán thu nhập chịu thuế dựa trên Luật thuế hiện hành, trong khi thu nhập kế
toán trên BCTC được tính theo GAAP.
Tại Mỹ và các quốc gia như Anh, Hà Lan… các quy định về thuế và các quy
định về kế toán được ban hành bởi các tổ chức hoàn toàn tách biệt. Các quy định khác biệt thường là các nội dung liên quan đến thu nhập từ việc bán tài sản, thu nhập từ cổ tức, các chi phí được khấu trừ, các khoản lỗ… Việc “trình bày hợp lý” BCTC phục vụ chủ yếu cho các cổ đông, không căn cứ vào quy định tính thuế. Vì vậy lợi nhuận kế toán hoàn toàn khác biệt với lợi nhuận chịu thuế. Việc xác
định lợi nhuận chịu thuế sẽ xuất phát từ lợi nhuận kế toán với nhiều bút toán điều chỉnh theo quy định của Luật thuế.
Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế: mục đích của việc xác định lợi nhuận kế toán đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp càng chính xác càng tốt, dựa trên những nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận. Còn lợi nhuận chịu thuế là một khái niệm pháp lý được thiết định theo luật thành văn và phụ thuộc vào những quyết định thay đổi thường lệ hay bất thường của Quốc hội.
Khi thiết lập các quy định dùng để xác định lợi nhuận chịu thuế, Quốc hội quan tâm không chỉ vấn đề thoả mãn nhu cầu thuế của Chính phủ mà còn đến vấn đề đạt được một số mục tiêu của chính sách công cộng. Vì lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế được xác định theo các mục tiêu ngầm định khác nhau, nên lượng của chúng sẽ khác nhau. Sự khác biệt giữa lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận kế toán có thể là hậu quả của những quy định đặc biệt về thuế mà không liên quan gì đến những nguyên tắc kế toán, ví dụ như:
- Một số mục cấu thành lợi nhuận kế toán không bị đánh thuế, như tiền lãi nhận
được từ các trái phiếu Bang và trái phiếu đô thị được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế.
- Bên cạnh đó, việc xếp đặt thời điểm ghi nhận một khoản thu và chi nào đó thể
theo các qui định thuế cũng khác so với khi tuân thủ các nguyên tắc kế toán. Một số mục của thu nhập được thu về dưới dạng tạm ứng có thể bị đánh thuế
vào năm thu, trong khi đó các chi phí bỏ ra lại chưa được phép khấu trừ vì lý do thuế thu nhập, cho đến khi chúng được thanh toán thực sự bằng tiền mặt. - Theo Luật thuế liên bang, các pháp nhân chịu thuế có thể lựa chọn hình thức
khấu hao trực tuyến hay khấu hao nhanh.