0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THÉP THĂNG LONG.DOC (Trang 84 -84 )

Thứ nhất: Công ty không sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đuờng”

vì vậy cuối kì kế toán nếu chưa đủ căn cứ để hạch toán hàng nhập kho (hoá đơn về nhưng hàng chưa về hoặc hàng về nhưng hoá đơn chưa về) thì kế toán không thực hiện hạch toán mà để sang kì sau khi có đầy đủ chứng từ kế toán mới thực hiện hạch toán thẳng vào TK156 “hàng hoá”. Điều này không đúng với quy định hiện hành đồng thời không phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và gía trị thực tế hàng tồn kho hiện có ở công ty.

Thứ hai: Hàng mua của công ty có thể giao bán thẳng hoặc thực nhập kho,

trong mọi trường hợp đều được hạch toán qua TK156. Việc luôn hạch toán hàng mua qua kho luôn làm tăng khối lượng công việc của kế toán đồng thời không phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho thực tế và không phản ánh kịp thời tốc độ luân chuyển hàng hoá ở công ty cũng như tốc độ kinh doanh từ đó không đảm baỏ cung cấp thông tin chính xác , kịp thời theo yêu cầu quản lý.

Thứ ba: Trong nhiều trường hợp, chi phí thu mua hàng hoá chưa được thực

hiện phân bổ cho số hàng xuất bán mà chỉ đến cuối kỳ mới thực hiện kết chuyển sang giá vốn hàng bán. Do vậy , khi xuất hàng bán trị giá vốn hàng xuất bán mới chỉ bao gồm trị giá mua thực tế của hàng nhập kho nên chưa phản ánh đâỳ đủ giá vốn thực tế hàng xuất bán và không đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận doanh thu và chi phí.

Thứ tư: Công ty tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất

trước, phương pháp này có hạn chế là doanh thu bán hàng hiện tại không phù hợp với các chi phí (chi phí mua hàng) đã xảy ra trong quá khứ.

Thứ năm: Công ty áp dụng cả hình thức thanh toán trực tiếp và thanh toán

trả chậm nhưng hiện nay trong công tác kế toán công ty vẫn chưa thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Vì vậy khi có trường hợp không đòi được số nợ ( khách hàng trốn nợ hoặc không có khả năng thanh toán nợ ) thì việc phản ánh doanh thu bán hàng của công ty sẽ không được đảm bảo tính chính xác và hợp lý.

Thứ sáu: Thị trường thép trên thế giới cũng như trong nước thời gian qua

biến động mạnh theo chiều hướng xấu cộng thêm sự điều tiết của Nhà nước đã gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty cũng không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vì thế khi hàng hoá bị mất giá công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với thị trường bên ngoài (nhất là cạnh tranh về giá).

Thứ bảy: Công ty không mở các sổ nhật ký chuyên dùng như sổ nhật ký bán

hàng, điều này làm cho công ty gặp khó khăn trong việc theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng nhất là trong hình thức bán hàng thu tiền sau.

3.3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thép Thăng Long

Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán tại công ty thép Thăng Long, em nhận thấy : về cơ bản công tác kế toán của công ty đã tuân thủ đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ tài chính ban hành đồng thời cũng rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được, công tác tổ chức kế toán bán hàng vẫn không tránh khỏi những mặt còn tồn tại chưa hơpj lý và chưa thật tối ưu. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng ở công ty như sau:

www.document.vn

* TK151 “Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá các loại hàng hoá mua ngoài thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng còn đang trên đường vận chuyển hoặc đang chờ kiểm nghiệm nhập kho

Công ty nên sử dụng TK151 để phản ánh những hàng hoá đã mua nhưng cuối kỳ còn chưa về đến doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp theo dõi được chi tiết hàng đã về nhập kho và hàng chưa về nhập kho. Trình tự hạch toán hàng mua đang đi đường được thực hiện như sau:

+ Cuối kì kế toán, hàng mua chưa về nhập kho kế toán căn cứ hoá đơn nhận được ghi:

Nợ TK151: Giá trị hàng mua đang đi đường

Nợ TK133: Thuế GTGT của hàng mua còn đang đi đường Có TK331 : Tổng giá thanh toán cho người bán

+Sang kỳ sau hàng về nhập kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT hạch toán như sau:

Nợ TK156: Nếu hàng nhập kho Nợ TK632 :Nếu hàng giao bán thẳng

Có TK151

Ví dụ: Ngày 29/12, công ty thép Thăng Long mua 3 cây ống kẽm

Φ65/75(2,1)HP trị giá mua cả thuế 692.000. Nhưng đến ngày 31/12 kế toán mới chỉ nhận được hoá đơn còn hàng vẫn chưa về nhập kho

Khi đó, kế toán sẽ phản ánh như sau:

Nợ TK151 629.091

Nợ TK133 62.909

Có TK 331 692.000

Sang kỳ sau, khi hàng về nhập kho, kế toán sẽ hạch toán như sau

Nợ TK156 629.091

Có TK151 629.091

* TK 632: Giá vốn hàng bán

Khi hàng mua được công ty giao bán thẳng kế toán nên thực hiện hạch toán ngay vào TK 632( nếu được chấp nhận thanh toán ) hoặc TK157 nếu chưa được chấp nhận thanh toán

+Nếu hàng chyển bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán , kế toán ghi:

Nợ TK157

Có TK331,111, 112,… Có TK151

+Khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay thì hạch toán Nợ TK632

Nợ TK133

Có TK331,111,112,..

Ý kiến 2: Về mặt phân bổ chi phí hàng hoá

Chi phí thu mua hàng hoá của công ty được theo dõi trên Tk1562 chi tiết:TK15621va TK15622. Khi chi phí mua hàng phát sinh được hạch toán vào TK1562 ngay, tuy nhiên khi hàng xuất bán, giao bán ngay không qua nhập kho thì phần chi phí này vẫn treo trên TK1562 mà không thực hiện phân bổ cho trị giá vốn hàng đã bán(TK632). Từ đó , có thể làm cho các nhà quản trị đưa ra các kết luận không hợp lý. Vì vậy khi xác định trị giá vốn của hàng bán, để có thể xác định chính xác kết quả có thể có được của lô hàng xuất bán giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời để quán triệt nguyên tắc phù hợp, kế toán phải thực hiện tính và kết chuyển chi phí mua vào giá trị vốn của từng lô hàng xuất bán. Cụ thể, Nếu chi phí mua chỉ liên quan đến một loại hàng hoá và xuất bán trọn lô thì khi phát sinh chi phí ghi:

Nợ TK156(2)

Có TK338(8),111,112… Khi xuất bán trọn lô hàng đó ghi

Nợ TK632

Có TK156(2)

Ý kiến 3:

Nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng lớn. Chẳng hạn Công ty có thể giảm trị giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn hoặc thanh toán nhanh. Vào cuối quý, công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng

www.document.vn

của những khách hàng đó để xác định xem khách hàng nào là lớn nhất, để có một hình thức ưu đãi phù hợp. Hoặc đối với một hợp đồng lớn thì có thể thưởng cho người ký hợp đồng hay người giới thiệu một tỷ lệ hoa hồng nào đó tuỳ theo giá trị bản hoẹp đồng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, những hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh

Ý kiến 4:

Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, nhằm đẩy mạnh khâu bán hàng bằng nhiều hình thức như quảng cáo, bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng, tư vấn tiêu dùng ; nhằm tăng tính cạnh tranh cảu mặt hàng kinh doanh trên thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với nhiều khách hàng, tăng khả năng thu lợi nhuận.

Ý kiến 5:

Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện nay vẫn chưa được sử dụng. Vì thế công ty nên tiến hành trích lập dự phòng ; bởi vì khách hàng của công ty hiện nay trả chậm khá nhiều, có các khách hàng mua hàng đã lâu , quá hạn hợp đồng nhưng vì nhiều lý do không thích hợp mà vẫn chưa thanh toán cho công ty. Do đó , để hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác, Kế toán nên mở thêm TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi ” với phương pháp hạch toán cụ thể như sau :

+ Vào cuối niên độ Kế toán sau khi xác định được các khoản phải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được, Kế toán ghi :

Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi.

+ Vào cuối niên độ Kế toán tiếp theo Kế toán phải hoà nhập toàn bộ các khoản dự phòng đã trích lập cuối niên độ trước và ghi :

Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi. Có TK 711 : Thu nhập khác

Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thu phải phù hợp với chi phí, chỉ khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới tiến hành trích lập dự phòng

Ví dụ: Tính đến ngày 31/12 trong tổng số tiền còn phải thu của khách hàng

có số tiền 143.683.600 cửa hàng Mạnh Hà được xác định là nợ khó đòi. Khi đó , công ty cần lập dự phòng cho năm tới như sau:

Nợ TK642 143.683.600

Có TK139 143.683.600

Ý kiến 6:

Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thông qua TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. TK này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau:

Bên nợ: hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên có: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dư có: dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn

TK 159 được mở chi tíêt theo từng loại hàng tồn kho, cách thức hạch toán như sau: + Cuối nỉên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán năm tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán

Nợ TK159 : Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK632: Ghi giảm giá vốn hàng bán

Ngược lại, nếu số dự phòngcòn lại nhỏ hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn

Nợ TK632 : Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kì

Có TK159 : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá, đã bán thì ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã bán , kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này bằng bút toán.

Nợ TK159 : Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK632 : Ghi giảm giá vốn hàng bán

+Cuối niên độ kế toán tiếp theo, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số cần lập cho niên độ kế toán mới và ghi các bút toán trích lập hoặc hoàn nhập như trên

www.document.vn

Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải dựa trên nguyên tắc chỉ trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thường thấp hơn giá trị ghi sổ

Mức dự phòng cần lập cho năm tới =

Số hàng tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá hàng hoá Trong đó Mức giảm giá

hàng hoá = Đơn giá ghi sổ -

Đơn giá thực tế trên thị trường

Ví dụ: Cuối năm 2004 mặt hàng ống kẽm Φ20/27(1,6)Szmsco còn tồn tại

kho Tam Trinh của công ty thép Thăng Long là 13400 cây với ĐG: 85.400. Tại thời điểm này giá trên thị trường chỉ có 84.500. Khi đó, công ty cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Mức giảm giá =85.400- 84.500=900

Mức dự phòng cần lập cho năm tới=13400 x 900 = 12.060.000 Kế toán phản ánh bút toán như sau:

Nợ TK632 12.060.000

Có TK159 12.060.000

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tiến hành lập cho từng loại hàng hoá và tổng hợp vào bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Biểu số 24: Bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho

BẢNG KÊ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO

Tên hàng hoá Mã hàng hóa hàng hoá Đơn vị tính Số lượng ĐG ghi sổ ĐG thực tế Mức chênh lệch Mức dự phòng Φ20/27(1,6) Szmsco Cây 13400 85.400 84.500 900 12.060.000 …. Cộng

Ý kiến 7:

Công ty nên mở thêm sổ nhật ký bán hàng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng theo hình thức thu tiền sau( nếu khách hàng thanh toán trực tiếp cũng có thể phản ánh vào sổ này) Biểu số 23: Sổ nhật ký bán hàng SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Tháng … năm… NT GS Chứng từ Số NT Diễn giải Phải thu từ người mua TK ghi nợ Hàng hoá Thành phẩm Dịch vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 Số trang trước chuyển sang ……. Cộng chuyển

www.document.vn

KẾT LUẬN

Xu thế hội nhập mở ra một thị trường rộng lớn cùng với nhiều cơ hội mà các doanh nghiệp có thể nắm bắt để thành công đồng thời cũng mở ra cho các doanh nghiệp môi trường cạnh tranh rộng rãi hơn và gay gắt hơn…Trong điều kiện đó, kế toán được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ khoa học để tiếp cận một cách khách quan, thông hiểu tường tận các dữ liệu tài chính từ đó ghi nhận , phân tích và trình bày một cách thích hợp. Kế toán bán hàng là một nhân tố đống một vai trò quan trọng , quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thương mại.

Qua thời gian thực tập tại công ty thép Thăng Long, được tiếp xúc với bộ máy kế toán nói chung và phần hành kế toán bán hàng nói riêng em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thép Thăng Long” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Qua nghiên cứu, em đã thấy được một số thành tựu nhất định đồng thời cũng nhận ra một số hạn chế từ đó mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nói chung va kế toán bán hàng nói riêng taị công ty thép Thăng Long.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Minh Phương và các anh chị cán bộ phòng Tài chính-kế toán công ty thép Thăng Long trong thời gian thực tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn tốt nghiệp cuả em.

Với kiến thức của sinh viên thực tập, trình độ năng lực còn hạn chế, bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để bản luận văn của em được hoàn chỉnh hơn và em có thể thực hiện tốt hơn trong những lần sau.

Hà Nội, tháng 8 năm 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Lệ Thuỷ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống kế toán doanh nghiệp

TS. Phạm Huy Đoán

NXB Tài Chính - Năm 2004

2. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, Hướng dẫn ghi sổ kế toán

Chủ nhiệm Nguyễn Thanh Tùng NXB Tài Chính -Năm 2005

3. Kế toán doanh nghiệp và giải bài tập kế toán

TS. Nguyễn Văn Công NXB Tài Chính - Năm 2005

4. Kế toán tài chính

TS. Nguyễn Đình Đỗ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THÉP THĂNG LONG.DOC (Trang 84 -84 )

×