VÀ XUẤT NHẬP KHẨU.
1.Dự báo thị trường gốm xây dựng thế giới.
Những năm qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng gốm xây dựng của Việt Nam đã có những thuận lợi nhất định. Với thực tại nền kinh tế nước ta trong xu thế mở hội nhập với khu vực và quốc tế đã tạo bước phát triển cho ngành công nghiệp gốm sứ nước ta. Với một loạt các sự kiện như việc Mỹ bỏ cấm vận và bình thường
hoá quan hệ đối với Việt Nam, gia nhập ASEAN, AFTA và ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000 đã góp phần tích cực trong hoạt động xuất khẩu gốm xây dựng ra thị trường thế giới. Với những thắng lợi lớn trong hoạt động kinh tế đối ngoại để phát huy những thắng lợi trên, Việt Nam sẽ mở rộng hơn nữa sự hợp tác quốc tế để nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, cụ thể là tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện cam kết CEPT/AFTA.
Mặt khác, thị trường hàng hoá thuộc các mặt hàng kinh doanh vật liệu xây dựng của Công ty sẽ có nhiều biến động lớn. Xu hướng giát tăng là phổ biến. Một số nước sẽ thực hiện chính sách mở cửa thị trường hàng vật liệu xây dựng. Số nước tham gia xuất khẩu vật liệu sẽ tăng, lượng hàng vật liệu xây dựng xuất khẩu của các nước đã xuất khẩu cũng sẽ tăng cao.
2.Phương hướng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu.
2.1Mục tiêu xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty. *Mục tiêu xuất khẩu gốm xây dựng của Việt Nam .
Để phát triển ngành công nghiệp gốm sứ xây dựng Việt Nam, cần phải xây dựng chiến lược thị trường, mở rộng thị trường, trước tiên là thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu xây dựng, đồng thời phải mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm để khai thác phát huy tối đa năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu vừa là động lực phát triển sản xuất trong nước, tạo ra uy tín của hàng Việt Nam trên thương trường Quốc tế, xây dựng nền tảng vững chắc để hội nhập khu vực và thế giới.
Về sự cân đối giữa cung cầu của gạch ốp lát ceramic và granite trong nước là năm 2003 năng lực sản xuất đạt 120 triệu m2, trong đó có 22 triệu m2 gạch Granite thì cung đã vượt cầu với tỷ lệ 10/7. Nếu chúng ta không mở rộng được thị trường nước ngoài thì chỉ khai thác 70% năng lực sản xuất. Đặc biệt là gạch ốp lát Granite chênh lệch giữa cung và cầu hiện nay rất lớn với tỷ lệ 10/4, một số Công ty phải dừng sản xuất gạch Granite chuyển sang gạch ceramic, lãng phí vốn đầu tư, do nhu cầu thị trường về gạch granite tuy có tăng nhưng không đuổi kịp được tốc độ đầu tư.
Về sứ vệ sinh, năng lực sản xuất năm 2003 sẽ lên đến 4,5 triệu sản phẩm , nhu cầu thị trường trong nước khoảng 3,5 triệu sản phẩm, chiếm 77%. Do đó muốn khai thác được hết năng lực sản xuất phải xúc tiến mạnh mẽ công tác xuất khẩu, với mục tiêu đến năm 2005 phấn đấu nâng cao năng lực xuất khẩu gốm sứ xây dựng lên 20-30%, tức là khoảng 25-30 triệu m2 gạch ốp lát và khoảng 1,2-1,5 triệu sản phẩm sứ vệ sinh với kim ngạch xuất khẩu đạt 90-100 triệu USD.
Đây là mục tiêu mà toàn ngành gốm sứ xây dựng phấn đấu đạt được trong thời gian tới. Để làm được điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn ngành, hợp tác chặt chẽ với nhau thành sức mạnh tổng hợp của ngành gốm sứ Việt Nam, để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
*Mục tiêu xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu: Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh va Gốm xây dựng-Viglacera, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh do Tổng công ty đề ra.
-Mục tiêu trong năm 2003 đến năm 2005 :
Hoàn thành cơ bản việc bố trí lại tổ chức sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Viglacera để có thể đối phó với các sản phẩm khác của các nước ASEAN khi Việt Nam tham gia AFTA.
Tiến hành nâng cao kết quả của các sản phẩm của Viglacera đạt tiêu chuẩn quôc tế và đăng ký các tiêu chuẩn ISO, đăng ký bảo hộ nhãn mác hàng hoá tại thị trường trong nước và ngoài nước.
Đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gốm xây dựng là 15 triệu USD. Để đạt được các mục tiêu trên, Công ty đã đề ra các bước thực hiện:
Thứ nhất: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuỷ tinh và gốm sản xuất trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn. Đối với mặt hàng chính Công ty quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu sau:
-Sứ vệ sinh: 30% thị phần nội địa -Gạch granite 100 thị phần nội địa.
-Gạch ốp lát ceramic 30% thị phần nội địa. -Kính xây dựng các loại 100% thị phần nội địa -Vật liệu chịu lửa 80% thị phần nội địa.
-Các sản phẩm ngói thông dụng khác 52% thị phần nội địa.
Thứ hai: Các đơn vị trong Tổng công ty đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hơn, mẫu mã sản phẩm để có thể chủ động tiêu thu sản phẩm, thu hồi và quay vòng vốn nhanh, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ. Thứ ba: Tăng cường công tác quản lý tài chính, tiết kiệm trong sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả, tiếp tục tăng cường công tác cổ phần hoá doanh nghiệp, áp dụng chế độ ký kết hợp đồng lao động để cụ thể hoá công việc cho từng người lao động và động viên người lao động làm tốt công tác và nhiệm vụ được giao.
Thứ tư: Tiếp tục khai trương và mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm gốm sứ xây dựng sang thị trường xuất khẩu, thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với các thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn như Bắc Mỹ, EU…
Thứ năm: Tăng cường công tác đánh giá lựa chọn và thẩm định các dự án đầu tư thực sự có thị trường tiêu thụ sản phẩm đâù ra với hiệu quả kinh tế cao, không gây căng thẳng cho công tác trả nợ, dần chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực xây dựng dân dụng, nhà ở, cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp.
2.2Phương hướng xuất khẩu gốm xây dựng của Công ty.
Đối với lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, Công ty đặt ra những mục tiêu riêng phù hợp với các mục tiêu chung trong phương hướng phát triển của mình, cụ thể là: -Phấn đấu kim ngạch đạt