Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá MinhKhai trên cơ sở phân tích ma trận SWOT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược sản phẩm khoá của Công ty Cổ Phần Khoá Minh Khai (Trang 52 - 55)

III. HOÀN THIỆN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM KHOÁ CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI.

1.Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá MinhKhai trên cơ sở phân tích ma trận SWOT.

cơ sở phân tích ma trận SWOT.

Strengths - Thế mạnh

- Sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. - Công ty có truyền thống trong việc sản xuất kinh doanh sản phẩm khoá và thương hiệu Khoá Minh Khai được khách hàng trong nước đánh giá cao. - Chất lượng sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao, các tiêu chuẩn về ISO được Công ty áp dụng chặt chẽ và đúng quy cách

- Công ty luôn chú trọng đến vấn đề nhân sự, luôn động viên, khuyến khích kịp thời những người có năng lực, trình độ chuyên môn, tay nghề cao để có thể

Weaknesses - Điểm yếu

- Chưa chủ động tạo được nguồn nguyên phụ liệu trong nước phù hợp yêu cầu sản xuất.

- Khả năng tiếp thị hạn chế, đặc biệt trong việc đột phá thị trường mới. Mẫu mã sản phẩm hạn chế, không có nhiều mẫu sản phẩm mang tính cạnh tranh. - Việc đào tạo còn hạn chế đặc biệt đối với quản lý chuyên ngành

- Thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên phú gia công vì thế hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng vốn.

phát huy hết khả năng của mình trong quá trình kinh doanh

rộng rãi ra nước ngoài và chủng loại sản phẩm còn hạn chế.

- Thiếu chiến lược xây dựng cho sản phẩm chủ lực, chủng loại hàng có sự dàn trải.

- Doanh nghiệp còn chưa hiểu biết về nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước còn để ngỏ đối với những thị trường ngách.

- Chính sách giá chưa ổn định và mang tính bị động, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ, lạc hậu.

Opportunities – Cơ hội

- Việt nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và trên thế giới như ASEAN, APEC và gần đây nhất là tham gia vào WTO.

- Nhu cầu về khoá trên thị trường còn rất lớn và có xu hướng tăng lên do có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng vào Việt nam.

Threats – Nguy cơ, thách thức

- Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở tất cả các thị trường đang tăng.

- AFTA sẽ giảm các hang rào thương mai ở Châu Á và khuyến khích cạnh trung khu vực.

- Giá nhân công ở một số nước trong khu vực rẻ hơn như Indonexia, Bangladesh.

- Cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp thị đối với sản phẩm khoá.

- Độ co dãn về thu nhập lớn cho thấy nhu cầu thuận lợi đối với xuất khẩu và đối với việc xâm nhập vào thị trường ngoài nước.

- Tỷ giá hối đoái thực tế của VND trên một số thị trường đang yếu đi làm tăng khả năng xuất khẩu hang vào các thị trường đó.

- Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

- Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng cao: cước phú điện thoại, dịch vụ viễn thông, giá điện nước…

- Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc hay của Italya.

- Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế

Trên cấp độ ngành thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khoá Minh Khai chủ yếu được tạo ra bởi uy tín của sản phẩm. Đây là sản phẩm có mặt trên thị trường từ khá lâu, trên 33 năm nên những khách hàng sử dụng sản phẩm đều là những khách hàng quen thuộc hay trung thành với thương hiệu của Khóa Minh Khai. Một phần cũng là do mức giá của sản phẩm phù hợp với mức tiêu dùng của người dân Việt Nam. Một thuận lợi cho hàng xuất khẩu nói chung và cho việc xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nói riêng là đồng tiền Việt nam có xu hướng yếu đi trên các thị trường, điều này tạo điều kiện cho việc cạnh tranh về giá.

Ở cấp độ doanh nghiệp và sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cơ khí nói chung và sản phẩm khoá nói riêng là rất thấp, do doanh nghiệp

chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đa đạng hóa về mẫu mã sản phẩm cũng như màu sắc cho sản phẩm, chưa chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, một số điểm mạnh của doanh nghiệp cũng như các cơ hội mà công ty có thể tận dụng được hiện nay chỉ mang tính tạm thời, trong tương lai có thể không còn hoặc biến thành nguy cơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh và các nguồn lực của mình, ta có thể thiết lập các kết hợp.

- Cơ hội với điểm mạnh (SO): Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

- Cơ hội với điểm yếu (OW): Sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.

- Đe doạ với điểm mạnh (TS): Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu.

- Đe doạ với điểm yếu (TW): Giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược sản phẩm khoá của Công ty Cổ Phần Khoá Minh Khai (Trang 52 - 55)