Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn (Trang 27 - 28)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN.

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn.

Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn (trước đây là nhà máy xi măng Cao Ngạn) là doanh nghiệp trực thuộc sở xây dựng Thái Nguyên, chuyên sản xuất xi măng PCB 40 và PCB 25 cung cấp cho một số thị trường.

Nhà máy xi măng Cao Ngạn được thành lập từ ngày 27/05/1969, công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn hiện nay tiền thân là một cơ sở sản xuất thực nghiệm của Đại học và trung học chuyên nghiệp đóng xã Sơn Cẩm huyện Phú Lương Thái Nguyên. Năm 1977 do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, xưởng không đáp ứng được nhu cầu thực nghiệm, do máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ lạc hậu, đường sá xa sôi cách trở… Nên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã bàn giao về Ty xây dựng Bắc Thái quản lý gọi là xí nghiệp xi măng Sơn Cẩm (sửa đổi là xí nghiệp xi măng Bắc Thái) chuyển giao lại cho tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) mà trực tiếp nhận gồm có:

Một lò nung Clanhke công suất 2500 tấn / năm Một máy nghiền bi công suất 1.2 tấn / giờ Ba máy nghiền bi công suất 0.5 tấn / giờ

Quy trình sản xuất xi măng kiểu lò đứng theo phương pháp ướp. Năm 1977-1981 nhà máy được đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn tín dụng xây dựng thêm một máy nghiền công suất 3 tấn/ giờ để nâng cao năng suất và hiệu ứng kinh tế lúc này là 7500 tấn / năm.

Năm 1981 - 1988 được sự giúp đỡ của các chuyên gia xi măng của Bộ Xây dựng đã chuyển sang sản xuất xi măng theo kiểu bán khô, sử dụng thẳng các nguyên liệu như: đá vôi, than, đất sét … Nhưng do nhiều yếu tố như: Khả năng xây dựng trong tỉnh lúc này chưa cao, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, dây truyền sản xuất cao, sản lượng chỉ đạt 15 % đến 20 % công suất thiết kế dẫn đến đời sống người lao động chưa cao.

Ngày 26/10/1988 UBND tỉnh Bắc Thái có quyết định 134/UBQĐ sát nhập nhà máy xi măng Cao Ngạn vào nhà máy Xi măng Bắc Thái và lấy tên là nhà máy xi măng Cao Ngạn. Lúc này nhà máy tồn tại hai cơ sở gồm nhà máy xi măng Cao Ngạn và xưởng Sơn Cẩm. Do nhu cầu ngày càng tăng lên, thị trường ngày càng khắt khe hơn chính vì vậy chất lượng xi măng cũng phải được nâng cao hơn để có sức cạnh tranh trên thị trường. Tháng 12/ 1993 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, nhà máy đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất xi măng tương đối hiện đại với công suất 38.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cho đến tháng 6 năm 1995 nhà máy có tổng số vốn kinh doanh là 360.674.414 đồng. Nhà máy chuyển sang công ty cổ phần và hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo giấy phép số 1703000075 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp.

Ngoài việc phát triển quy mô thị trường, công ty đã tích cực sử dụng triệt để máy móc thiết bị và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lao động, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, được thể hiện bằng sự đánh giá của khách hàng, cải tiến phương thức bán hàng, mở rộng lưới tiêu thụ… với những nỗ lực to lớn và sự đoàn kết một lòng của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, đến nay công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường vật liệu xây dựng.

Tên công ty : Công ty cổ phần Xi măng Cao Ngạn

Địa chỉ: Xã Cao Ngạn - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, có trung tâm giới thiệu giao dịch sản phẩm đóng tại xã Đồng Bẩm và 200 đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty trong và ngoài tỉnh.

Điện thoại: 0280.720.316 Fax : : 0280.720.316

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w