Quy định về tập trung, quản lý thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang (Trang 65 - 67)

III. Các chứng từ khác

3.1.2.1Quy định về tập trung, quản lý thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT

3.1.2.1Quy định về tập trung, quản lý thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN

3.1.2.1.1 Tại cơ quan thu

a. Lập dự toán thu NSNN quý và kế hoạch thu tháng

- Căn cứ nhiệm vụ thu cả năm do cơ quan cấp trên được giao, số đăng ký thuế và dự kiến các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các đối tượng trên địa bàn thu NSNN phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NSNN quý thuộc phạm vi quản lý, chi tiết theo từng loại thu, phân loại nội dung theo đối tượng nộp thu.

- Dự toán thu NSNN lập theo năm và từng quý gửi Ủy ban nhân dân, cho cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ điều hành ngân sách, đồng gửi và Kho bạc Nhà nước đồng cấp để làm căn cứ điều hành và tổ chức công tác thu NSNN của các quý sau trong năm gửi trước ngày 20 của tháng cuối quý trước.

- Vào ngày 20 hàng tháng, cơ quan thu lập kế hoạch thu NSNN tháng sau, chi tiết theo địa bàn, đối tượng (thu trực tiếp qua KBNN hoặc thu qua cơ quan thu), thời hạn nộp gửi KBNN để phối hợp tổ chức thu ngân sách.

- Trách nhiệm lập dự toán thu NSNN của các cơ quan thu:

+ Cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý, dự kiến số hoàn thuế giá trị gia tăng.

+ Cơ quan Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, các khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý.

+ Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được ủy quyền thu NSNN lập dự toán thu NSNN đối với các khoản thu ngoài phạm vi quản lý của cơ quan Thuế và Hải quan nêu trên.

b. Tổ chức thu NSNN:

- Căn cứ vào tờ khai thuế và các khoản phải nộp NSNN của đối tượng nộp, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp NSNN và ra thông báo thu NSNN gửi đối tượng nộp. Thông báo thu phải ghi rõ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo mục lục ngân sách đối với mỗi khoản thu.

- Cơ quan thu ra thông báo thu NSNN cho các đối tượng nộp NSNN theo quy định hiện hành. Trường hợp không cần thông báo thu (đối với các đối tượng nộp được tự khai, tự xác định số tính, tự nộp thuế và các khoản phải nộp khác), thì các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp NSNN đầy đủ, kịp thời theo chế độ quy định.

3.1.2.1.2 Tại KBNN

a. Trường hợp 1: Thu bằng giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:

- Đối tượng nộp tiền căn cứ theo thông báo hoặc tờ khai thuế lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt theo quy định.

- Khi nhận được giấy nộp tiền từ đối tượng nộp, KBNN làm thủ tục thu tiền, hạch toán thu NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền:

Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu NSNN; Liên 2: gửi đối tượng nộp;

Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp.

- Khi tiến hành hạch toán thu NSNN kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ; ghi mã địa bàn của đối tượng nộp thuế, mã nguồn, mã điều tiết của từng khoản thu, các tài khoản thu và các tài khoản liên quan.

- Đối với trường hợp KBNN sử dụng biên lai thu để thu trực tiếp, KBNN lập 3 liên biên lai thu để thu tiền từ đối tượng nộp và xử lý các liên biên lai thu: 1 liên lưu cuống, 1 liên gửi đối tượng nộp, 1 liên lưu tại KBNN;

- Cuối ngày hoặc theo định kỳ (không quá 2 ngày), KBNN lập 2 liên bảng kê biên lai thu: 1 liên lưu tại KBNN, 1 liên gửi cơ quan thu; đồng thời lập 3 liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, hạch toán thu NSNN và xử lý:

Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu NSNN; Liên 2: huỷ bỏ;

Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp.

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang (Trang 65 - 67)