CSSlà một ngôn ngữ quy định cách trình bày cho các tài liệu viết bằng HTML, XHTML, XML, SVG, hay UML,…
CSS cung cấp hàng trăm thuộc tính trình bày dành cho các đối tượng với sự sáng tạo cao trong kết hợp các thuộc tính giúp mang lại hiệu quả. Sử dụng các mã định dạng trực tiếp trong HTML tốn hao nhiều thời gian thiết kế cũng như dung lượng lưu trữ trên đĩa cứng. Trong khi đó CSS đưa ra phương thức “tờ mẫu ngoại” giúp áp dụng một khuôn mẫu chuẩn từ một file CSS ở ngoài. Nó thật sự có hiệu quả đồng bộ khi tạo một website có hàng trăm trang và thực sự thuận tiện khi muốn thay đổi một thuộc tính trình bày nào đó.
Cú pháp của CSS gồm ba thành phần:
- Thành phần lựa chọn (thường là một thẻ HTML) (Selecto). - Thuộc tính (Property). - Giá trị (Value). Cú pháp như sau: Selector { Property1: Value1; Property2: Value2; }
Selector có thể là các thẻ/nhóm thẻ HTML, các lớp khai báo, hay bằng định danh duy nhất của phần tử. Khi chèn các đoạn mã CSS vào trang web, trình duyệt sẽ hiển thị trang web theo cách CSS đã qui định cho nó, có ba cách để chèn CSS vào trang web:
- Chèn ngay trong mã thẻ của HTML:
<p style="color: sienna; margin-left: 20px">Text</p>
- Sử dụng file CSS được định nghĩa trong file riêng:
<head>
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="mystyle.css"/> </head>
- Định nghĩa các style sheet ngay trong trang web:
<head>
<style type="text/css"> hr {color: sienna;} p {margin-left: 20px;}
body {background-image: url("images/back40.gif");} </style>
</head>
Property là thuộc tính của Selector ví dụ như: color, font-size, background,… Value là các giá trị cho thuộc tính.