MÃ HÓA KIỂM SOÁT LỖ

Một phần của tài liệu giao diện vô tuyến trong hệ thống utms (Trang 33 - 36)

Có hai phương pháp để sửa lỗi là: Mã hóa kênh (Sửa lỗi thuận - FEC) và yêu cầu phát lại tự động (ARQ). Trong hệ thống WCDMA sử dụng phương pháp mã hóa kênh (FEC) do có băng thông rộng nhờ quá trình trải phổ tín hiệu bằng các mã ngẫu nhiên, việc sử dụng này có thể làm tăng thêm độ lợi xử lý (so với độ lợi xử lý sau khi trải phổ)

Có ba loại mã kiểm soát lỗi được sử dụng trong WCDMA là: - Mã khối tuyến tính hay cụ thể là mã vòng

- Mã xoắn - Mã turbo

Trong ba loại mã trên, mã vòng được sử dụng để phát hiện lỗi, còn hai loại mã còn lại được sử dụng để sửa lỗi. Mã Turbo chỉ được sử dụng ở các hệ thống thống tin di động thế hệ thứ ba khi tốc độ bit cao.

2.2.1 Mã vòng

Mã vòng cho phép kiểm tra độ dư vòng (CRC: Cyclic

Redundancy Cheek) hay chỉ thị chất lượng khung ở các khung bản tin. Mã vòng là một tập con của mã khối tuyến tính. Bộ mã hóa được đặc trưng bằng đa thức tạo mã. Cứ k bit đầu vào thì bộ tạo mã sẽ cho ra một từ mã n bit, trong đó n-k bit là các bit CRC được bổ sung vào k bit đầu vào. Tỉ số r=k/n được gọi là tỉ lệ mã với r=n-k là số bit đưa thêm vào bộ mã hóa cùng với số bit được truyền. Do n bit ra chỉ phụ thuộc vào k bit thông tin đầu vào, bộ tạo mã không cần nhớ và có thể được thể hiện bằng mạch logic tổ hợp.

Ở mã này, từ mã được rút ra từ hai đa thức:

+ Đa thức tạo mã g(x) hay còn được gọi là đa thức sinh có bậc r + Đa thức bản tin u(x).

Từ mã này được án như sau:

Trong hệ thống WCDMA, các đa thức sinh có thể được sử dụng là:

g(x)=1+g1x+g2x2+…+gn -kxn -k

2.2.2 Mã xoắn

Các mã vòng được gọi là các mã không có sự ghi nhớ, các từ mã hoặc các bit thêm vào chỉ là một hàm của khối bit hiện tại. Trái lại, các mã xoắn (Convolutional Code) hoạt động có sự ghi nhớ. Đối với các mã xoắn, các bit sau khi mã hóa là các hàm của

các bit thông tin và các hàm của độ dài giới hạn. Đặc biệt, mỗi bit sau khi mã hóa (tại đầu ra của bộ mã hóa xoắn) là một tổ hợp tuyến Một khâu của thanh ghi dịch

tính của một số bit thông tin trước đó (n bit mã được tạo ra không chỉ phụ thuộc vào k bit đầu vào).

Mã xoắn xác định bởi các thông số sau:

- Tỉ lệ mã r = k/n với độ dài hữu hạn của k bit đầu vào (phụ thuộc vào số phần tử nhớ của thanh ghi dịch tạo nên bộ mã hóa)

Một bộ mã hóa xoắn gồm một thanh ghi dịch tạo thành các phần tử nhớ, các đầu ra của các phần tử nhớ được cộng lại với nhau theo một quy luật nhất định để tạo nên các chuỗi mã, sau đó các chuỗi này được ghép xem với nhau tạo chuỗi mã đầu ra.

Một phần của tài liệu giao diện vô tuyến trong hệ thống utms (Trang 33 - 36)