MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh (Trang 31 - 36)

Ở CÔNG TY CAO SU HÀ TĨNH

1.Thành tựu

Sau 10 năm sản xuất kinh doanh cao su công ty cao su Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu đáng kể : Về sản xuất công ty đã mở rộng diện tích cao su với tốc độ tăng trưởng khá cao 20%/năm năng suất vườn cây được từng bước nâng cao. Không chỉ sản xuất chế biến sản phẩm mũ cao su công ty còn kết hơpj trồng các loại cây lâm nghiệp có giá trị cao dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có và khả năng đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất của công ty. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Về công nghiệp chế biến công ty đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến mũ tờ công suất 9000 tấn/ năm với số vốn đầu tư 3.780 triệu đồng. Đảm bảo công suất sản xuất hết số nguyên liệu sẵn có đây là hướng đi đúng đắn nhằm nhanh chóng đưa sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.

Về xă hội công ty cao su Hà Tĩnh đã có đóng góp đang kể trong việc phát triển kinh tế xã hội, văn hoá ở những vùng sâu vùng xa. Công ty cao su Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng khá hoàn chỉnh , đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương . Công ty cũng đã đào tạo và tạo việc làm cho gần 1000 lao động.

Về tổ chức sản xuất công ty là doanh nghiệp nhà nước các thành phần kinh tế khác trong tỉnh có lợi thế cũng được khuyến khích phát triển sản xuất cao su. Đặc biệt là hình thức phát triển sản xuất cao su theo mô hình trang trại. Do vậy đã động viên nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Làm cho sản phẩm cao su trở thành thế mạnh của nền công nghiệp chế biến tỉnh Hà Tĩnh

Về mặt kinh tế quá trình phát triển đã khẳng định cây cao su đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Trong hai năm qua kể từ khi cây cao su bắt đàu đưa vào khai thác thì doanh thu không ngừng tăng lên trong năm 2005 doanh thu sản phẩm mũ cao su là 288.640.000 đ. Trong quý 1 năm 2006 doanh thu của công ty đã đạt 198.235.000đ tỷ lệ lãi đạt 27% giá trị sản xuất cao su hàng năm 81.890.000 đ

Đối với môi trường, phát triển cao su nước ta đã góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc , tạo nên vùng cao su 4087.88 ha xanh tốt,1000 ha Dó và keo và hơn 1vạn ha thông ở bốn huyện Hương Khê, Kì Anh, Thạch Hà, Can Lộc , những vùng có diện tích cao su tập trung đã góp phần đáng kể vào việc cải

tạo đất , giữ nguồn nước tạo nên vùng có không khí trong lành , môi trường sinh thái được cải thiện rõ rệt.

Khó khăn thuận lợi

Là công ty trẻ của Tổng công ty Cao Su Việt Nam nên công ty cao su Hà Tĩnh có nhiều thuân lợi và khó khăn trong vấn đề nâng cao năng suất và chât lượng sản phẩm mũ cao su.

2.Thuận lợi:

Về khoa học kĩ thuật công ty có thể học hỏi kinh nghiệm của các công ty đi trước trong nghành giảm được chi phí dành cho nghiên cứu triển khai. Nhất là những tiến bộ khoa học về giống cây trồng , các biện pháp kỹ thuật trong quá trình khai thác chế biến bảo quản .

Về lao động Hà Tĩnh là vùng đất con người vốn cần cù chịu khó gia cả lao động lại rẻ sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp nên họ có nhiều kinh nghiêm trong vấn đề canh tác. nguồn lao đông dồi dào đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh của công ty cao su Hà Tĩnh

Về phía UBND tỉnh Hà Tĩnh đã hết sức tạo điều kiện cho công ty cao su Hà Tĩnh về việc quy hoạch cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng.

Về phí Tổng Công Ty công ty cao su Hà Tĩnh nằm trong chiến lược phát triển cao su miền trung của Tổng Công Ty do đó được sự quan tâm rất lơn của Tổng Công Ty về mọi mặt (tài chính, công nghệ ,tìm kiếm thị trường…).Vì mục tiêu chung của toàn nghành phấn đấu xây dựng Tổng Công Ty thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh.

Về quản lý công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ gắn bó và tâm huyết với nghề. Năng động trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.

3.Khó khăn:

Trong công tác điều tra cơ bản , do không được chuẩn bị kỹ lưỡng , tài liệu thiếu chính xác dẫn tới việc bố trí một số diện tích cao su trên đất tầng mỏng , bị ngập úng làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của vườn cây, giảm hiệu quả kinh doanh.

Về kỹ thuật nông nghiệp , vườn cây chưa được thâm canh đúng mức và ngay từ đầu , nhất là đối với cao su tiểu điền (chủ yếu là cao su phát triển theo chương trình 661) , một số nơi chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu được hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật do Tổng công ty ban hành dẫn tới việc kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản , số cây đủ tiêu chuẩn cạo mủ đạt thấp (30-40% trong những năm đầu).

So với các nước trong khu vực và các công ty khác trong nghành , năng suất và chất lượng của công ty cao su Hà Tĩnh còn thấp, chủ yếu do áp dụng các

biện pháp canh tác lạc hậu hoặc do giống kém hiệu quả . Điều này chứng tỏ việc đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất còn chậm hoặc chưa được chú ý đúng mức. Cũng chính do năng suất và chất lượng còn thấp mà tính cạnh tranh của cao su còn thấp , khi có biến động giảm giá ,sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra , yếu kém trong khâu đầu tư giống chất lượng cao và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất sẽ hạn chế quá trình nâng cao chất lượng , làm tăng chi phí kinh doanh từ khâu sản xuất đen tiêu thụ và ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như giá thu mua sản phẩm từ người sản xuất .

Về công nghiệp sơ chế mủ , thiết bị và công nghệ còn phải tiếp tục hiện đại hoá , cơ cấu sản phẩm chưa được xác định đúng và kịp thời với sự biến động tiêu dùng của thị trường , chủ yếu vẫn sản xuất dạng nguyên liệu . Mặt khác , nguyên liệu thu gom là chính , sản xuất lại phân tán trên nhiều vùng khác nhau , nên chất lượng nguyên liệu thấp và không đồng

đều . Các xí nghiệp , kho tàng, bến bãi , máy móc thiết bị chắp vá. sản xuất cao su thiên nhiên và khai thác được hết thế mạnh của cây cao su đồng thời cần phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thúc đẩy kinh doanh phát triển. Mở rộng lĩnh vực sản xuất tận dụng ưu thế sẵn có của công ty .

Về đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn eo hẹp, nhất là đối với các hộ sản xuất trung bình hoặc nghèo. Tuy rằng có nhiều nguồn vốn tín dụng nông thôn như “Quỹ xoá đói giảm nghèo” , “Ngân hàng cho người nghèo” , “Quỹ phát triển sản xuất”... nhưng việc tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn tín dụng này không phải là điều dễ dàng đối với một bộ phận không nhỏ người sản xuất . Ngay cả khi vay được vốn nhưng do thời hạn cho vay quá ngắn và quy mô của khoản vay quá nhỏ nên rất khó đầu tư vào sản xuất. Ngoài ra , một số vùng chưa cân đối và dự báo được khả năng đầu tư dẫn tới việc trồng mới ồ ạt , sau đó không có vốn để chăm sóc gây tổn hại về kinh tế do phải thanh lý các vườn cây không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cơ cấu đầu tư chưa được cân đối hợp lý , quá tập trung vào việc phát triển vườn cây , xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng , ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và đời sống của người lao động . Trong khi đó, ta vẫn chưa tận dụng khai thác được nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác , kể cả vốn của cán bộ công nhân trong ngành vào việc phát triển diện tích dưới những hình thức liên kết kinh tế thích hợp .

Về tổ chức và quản lý , tuy đã có những cải tiến nhất định song còn nhiều lúng túng và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong tình hình mới , nhất là những chủ trương : khoán vườn cây cho hộ công nhân, cổ phần hoá doanh

nghiệp quốc doanh , phát triển kinh tế cao su tiểu điền . Còn nhiều vướng mắc về chức năng quản lý kinh doanh và quản lý nhà nước . Công ty chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ cho chiến lược phát triển cao su từ đầu tư , bảo hiểm đến những chính sách ưu đãi khác nhằm thu hút vốn đầu tư ở trong nước cũng như nước ngoài . Cần ban hành những chế độ đặc biệt với những vùng xa xôi , khó khăn nhằm khuyến khích người dân đầu tư bỏ vốn xây dựng vườn cây, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành . Do diều hiện thông tin lên lạc còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng tiếp cận thông tin thấp gây nên sự châm trễ trong quá trình xử lý các công việc. Đặc biệt trong sản xuất người lao động thực hiện công việc theo sự hướng dẫn của tổ trưởng. Công ty chưa xây dựng được các quy trình kĩ thuật để giúp người lao động nắm vững quy trình một cách chính xác hơn từ đó đảm bảo cho việc thực hiện công việc một cách chính xác đúng kĩ thuật.

Về cơ sở hạ tầng do thiếu nguồn vốn nên việc đầu tư xây dựng cơ bản thiếu tính đồng bộ. Bên cạnh đó địa bàn hoạt động của công ty nằm trong khu vực đồi núi khe suối manh mun,nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt nên chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Đặc biệt trong việc xây dựng các công trình giao thông như đường xá, cầu cống các ngầm tràn …Trong mùa mưa việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt có tháng mùa mưa hầu như rất khó khăn để đi vào các nông trường . Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các quy trình kĩ thuật một cách chính xác khoa học như quy trình bón phân. Việc bón phân thường được thực hiện vào tháng 3-4 đầu mùa mưa hoặc tháng 10 nhằm kích thích sự ra lá và tạo mũ ở cây. Nếu không được bón phân đúng thời điểm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất chất lượng mũ cao su.

Bên cạnh đó do đặc điểm của sản phẩm mũ cao su khó bảo quan dễ giảm phẩm cấp nếu không được chế biến kịp thời thì giao thông, kho chứa là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Nguyên nhân

a) Về hệ thống quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cớ chế tự hoạch toán công ty còn chịu ảnh hửơng của yếu tố mang tính bao cấp chưa có sự năng động trong kinh doanh, chậm đổi mới. Thiếu chính sách khuến khích người lao đông tham gia công việc không kích thích người lao đông sáng tạo trong công việc. Việc quản lý hoạt động sản xuất của người lao động chủ yếu là giám sát nên gây tâm lý lo lắng cho công nhân chưa tạo cho họ tính tự giác trong công việc.

Do đặc điểm sản phẩm của công ty đang sản xuất ít chịu tác đông của áp lực cạnh tranh do cầu cao hơn cung nên thiếu kinh nghiêm trong việc tìm kiếm khai thác thị trường

Hà tĩnh là vùng đát khí hậu tương đối khắc nghiệt gió Lào nóng nắng vào mùa hạ bão lũ thường xuyên xảy ra đặc biệt vào tháng 7-8 gây khó khăn cho việc khai thác và bảo quản. Địa hình chia cắt manh mún nhiều khe suối gây khó khăn cho việc vận chuyển đòi hỏi nguồn vốn lớn cho xây dựng cơ bản.

c)Về lao động

Trình độ lao động của công ty còn thấp do lao đông của công ty chủ yếu là lao động lâm nghiệp phổ thông trứơc đây chuyển sang từ lâm Trương Truông Bát và chính sách ưu tiên con em trong nghành của công ty nên chua thu hút được lao động có trình độ tay nghề cao. Mặt khác địa bàn hoạt động của công ty nằm trên khu vực kinh tế kém phát triển nên khó thu hút lao động có trình độ tay nghề cao.

d)Về vốn đầu tư

Vốn đầu tư của công ty chủ yếu là nguồn đầu tư của Tổng Công Ty. Trong giai đoạn Kiến Thiết Cơ Bản đòi hỏi lượng lớn vốn đầu tư do đó đây là một vấn đề rất khó khăn. Công ty đang trong thời kì đầu sản xuất lại nằm ở khu vực kinh tế kém phát triển.

e) Về chính sách

Một trong những khó khăn của chương trình phát triển cao su của Hà Tĩnh cũng như cả nước là vấn đề cấp quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các chủ trang trại để làm cơ sở vay vốn phát triển cao su tiểu điền còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ phát triển cao su .Bên cạnh đó, thủ tục giao đất giữa các địa phương với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa nhất quán dẫn đến hiện tượng các hộ nông dân bao chiếm đất trống trọc xảy ra tương đối phổ biến ở một số vùng, gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp , các tổ chức mở rộng diện tích cao su.Giải pháp của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh (Trang 31 - 36)