II. Giải pháp vi mô
3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty
Vốn là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường nói chung, đối với doanh nghiệp Nhà
nước nói riêng. Vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật.
Đặc điểm của ngành xây dựng là các dự án thường kéo dài và cần một lượng vốn rất lớn mà thực tế không phải bao giờ các công trình đưa vào bàn giao cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay trong khi đó trong quá trình thi công nhà thầu phải đứng trước rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về giá. Ví dụ như nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt như thép; xi măng; gạch, kính, đá...tăng mạnh. Tính toán của công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh châu Á) cho biết, các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay tăng cao, trên 20%/năm. Các chủ công trình buộc phải trì hoãn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Khó khăn chưa qua, từ cuối tháng 4/2008, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản. Bước sang năm 2009, triển vọng kinh doanh của ngành xây dựng cũng chẳng mấy sáng sủa khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước suy giảm, thị trường bất động sản vẫn chưa thoái khỏi tình trạng ảm đạm.
Những khó khăn trên được phản ánh trong kết quả kinh doanh năm 2008 của các công ty. Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng 1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007. ROEA của ngành giảm mạnh từ mức 25.4% vào năm 2007 xuống còn 12.5% trong năm 2008. Đồng thời, chỉ số ROAA của ngành giảm nhẹ từ mức 5.73% xuống còn 3.08% và thấp hơn so với toàn thị trường.
Nguồn: VietstockFinance
Một số giải pháp:
- Huy động vốn thông qua hình thức tăng vốn điều lên.
- Huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp: huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ nhân viên trong công ty với một mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức huy động tối đa đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động.
- Vay vốn ngân hàng/các tổ chức tín dụng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng/các tổ chức tín dụng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đối với cách thức huy động vốn này, doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn, do vậy có thế đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau. Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng để nhận được sự bảo lãnh của ngân hàng cho việc ký kết
hợp đồng của công ty trong quá trình tham gia đấu thầu và thực hiện thi công công trình.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ.
- Thu nợ càng nhiều càng tốt: Nợ nần là điều luôn tồn tại trong các công ty. Do đó công ty cần chỉ đạo thi công công trình đúng tiến độ hoặc rút ngắn thời gian thi công ( nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình ) để thu hồi vốn nhanh đảm bảo vòng quay của vốn, đủ vốn để thực hiện những dự án tiếp theo.
- Thuê mua tài chính: Đây là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc đi thuê mua tài chính đối với tài sản. Thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chức tài chính mua thiết bị mình cần và thuê thiết bị đó. Sau khi hết thời hạn thuê, máy móc thiết bị đó có thể được bán lại cho doanh nghiệp với giá tượng trưng. Hình thức huy động vốn này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ sử dụng đồng vốn của mình một cách linh hoạt vào các hoạt động đầu tư khác thay vì mua tài sản cố định. Thuê tài chính cũng không làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng. Phí thuê tài chính được xem là một khoản chi phí của doanh nghiệp, do đó giảm nghĩa vụ đóng thuế thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra thuê mua tài chính còn giúp doanh nghiệp dễ dàng đổi mới thiết bị công nghệ và tiếp cận được máy móc thiết bị hiện đại hơn. Tuy nhiên, để có thể thuê mua tài chính, doanh nghiệp cũng cần có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ và tình hình tài chính lành mạnh.
- Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được
phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.