Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đại học kinh tế quốc dân (Trang 74 - 80)

II Phát triển một Hệ thống thông tin quản lý

3.4.2Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa

3 Một số phương pháp và công cụ sử dụng phân tích thiết kế một Hệ thống thông tin quản lý

3.4.2Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa

Cùng với phương pháp thứ nhất, phương pháp thứ hai này sẽ bổ sung cho quá trình mô hình hoá hệ thống thông tin một cách đầy đủ.

Một số khái niệm cơ sở về quan hệ:

Thực thể quản lý (Entity): Là một tập hợp các đối tượng cùng loại mà nhà quản lý quan tâm tới. Ví dụ thực thể KHACHHANG

o Thực thể cụ thể (hay lần xuất): Là một phần tử của tập hợp. Ví dụ khách hàng Nguyễn Văn A là một phần tử của tập hợp KHACHHANG nói trên.

o Thực thể quản lý khái quát - thành viên:

các thuộc tính chung và các thuộc tính xác định nhóm phân cấp. Thực thể thành viên chứa định danh và các thuộc tính riêng có. Ví dụ, thực thể SINHVIEN, thực thể HOVAY là thực thể thành viên của thực thể KHACHHANG vì nó có chung một số thuộc tính về họ tên, giới tính…nhưng khác nhau về đặc điểm hoạt động.

Thuộc tính: Thuộc tính để dùng để mô tả các đặc trưng của một thực thể hoặc một quan hệ. Có 3 loại thuộc tính:

o Thuộc tính mô tả: Mô tả về thực thể, có thể định tính hoặc định lượng.

o Thuộc tính định danh: Thuộc tính dùng để xác định một cách duy nhất mỗi lần xuất của thực thể.

o Thuộc tính khoá: dùng để chỉ đến một lần xuất nào đó trong thực thể có quan hệ.

Mối quan hệ: Một thực thể không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể với nhau. Khái niệm liên kết hay quan hệ được dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể.

Số mức của quan hệ: Cho biết bao nhiêu lần xuất của

thực thể A tương tác với một lần xuất của thực thể B và ngược lại.

Số chiều của quan hệ: Số lượng các thực thể tham gia

vào quan hệ đó.

Mô hình hoá quan hệ thực thể:

Một số kí pháp: Khách hàng • Thực thể: • Mối quan hệ: o A 1 R 1 B 1@1 Liên kết loại Một-Một

Một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất của thực thể B và ngược lại.

o

A 1 R N B

1@N liên kết loại Một- Nhiều

Mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A.

o N@M liên kết loại Nhiều- Nhiều

A N R M B

Một lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A.

Chuyển đổi sơ đồ khái niệm sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu:

Từ các sơ đồ khái niệm, bước tiếp theo là việc chuyển đổi sơ đồ này sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu. Đây chính là pha thiết kế logic trong quá trình thiết kế CSDL.

Quan hệ 1-1: Chỉ tạo ra một tệp chung duy nhất để biểu diễn thực thể đó. Khoá của tệp là định danh của thực thể.

Quan hệ 1-N: Tạo ra một hai tệp thể hiện mỗi kiểu thực thể đó. Khoá của tệp là thuộc tính định danh của thực thể. Quan hệ được thể hiện bằng cách thêm thuộc tính định danh của tệp bên một vào tệp bên nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan hệ N-M: Sinh ra ba tệp, trong đó 2 tệp ứng với 2 thực thể, 1 tệp chứa 2 định danh của 2 thực thể có quan hệ.

Quan hệ khái quát - thành viên: Sinh ra một tệp cho thực thể khái quát, các tệp cho từng thực thể thành viên. Trong tệp thực thể khái quát có thêm thuộc tính phân loại các thực thể thành viên đó.

Trên đây là những công cụ và phương pháp chung cần thiết để phân tích và thiết kế, đặc biệt là việc thiết kế CSDL một HTTT nói chung. Trong quá trình thực hiện, do những yêu cầu khách quan và những ràng buộc phức tạp của tổ chức, ta không thể áp dụng một cách máy móc các bước thực hiện trên, nhưng đó là khung thực hiện chung mà ta có thể dựa vào đó để thực hiện có quy trình. Khi một hệ thống mới được thực hiện thì có ba khả năng về dữ liệu:

(1) Các kho dữ liệu cần thiết đã có theo đúng đặc trưng thiết kế, do vậy không cần chuẩn bị gì.

(2) Các kho dữ liệu đã tồn tại nhưng không đầy đủ và cấu trúc chưa phù hợp, cần phải nhập thêm những dữ liệu mới chưa có trên máy và trích các dữ liệu có cấu trúc chưa phù hợp từ các tệp hay từ các CSDL, sửa và ghi lại vào CSDL của hệ thống.

(3) Các kho dữ liệu hoàn toàn chưa tồn tại, buộc phải tạo ra.

Như vậy, tuỳ từng hệ thống mà ta phải tạo mới hoàn toàn các tệp CSDL, hoặc chỉ cần thay đổi trên hệ thống cũ cho phù hợp với yêu cầu mới

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đại học kinh tế quốc dân (Trang 74 - 80)