Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương (Trang 25 - 29)

2. Thực trạng sản xuất giày trong Công ty cổ phần giày Hải Dương

2.1Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương

Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất.

Tổ chức sản xuất góp phần to lớn vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác định như vậy nên Công ty cổ phần Hải Dương luôn cố gắng để tổ chức sản xuất một cách hợp lý nhất và có hiệu quả nhất. Ta sẽ đi sâu vào phân tích cách tổ chức sản xuất của Công ty thông qua 3 nội dung như sau:

2.1.1 Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp

Công ty cổ phần giày Hải Dương là một doanh nghiệp gia công giày thể thao xuất khẩu bên cạnh đó doanh nghiệp còn nhận gia công đế cho các doanh nghiệp khác. Trong Công ty cổ phần giày Hải Dương chia làm 3 cấp sản xuất:

Doanh nghiệp – Phân xưởng – Nơi làm việc.

Là một doanh nghiệp nhà nước và là doanh nghiệp sản xuất giày thể thao đứng đầu tỉnh Hải Dương nên việc phân cấp trong Công ty như vậy là khá hợp lý. Trong Công ty chia làm 3 bộ phận chính:

+ Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 3 phân xưởng chính là Phân xưởng chặt; phân xưởng gò – ráp và phân xưởng may.

+ Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận chuẩn bị sản xuất + Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ phận cơ điện trong Công ty.

Trong Công ty hiện nay đang sản xuất 2 loại sản phẩm chính là: Giày thể thao người lớn; giày thể thao trẻ em . Ngoài ra, do đặc tính sản xuất theo thời vụ nên vào những lúc ít đơn hàng Công ty còn nhận gia công cho các Công ty khác đồng thời sản xuất găng tay bảo hộ lao động nhằm giữ công nhân.

Ta có bảng cơ cấu sản phẩm của Công ty như sau:

Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm của công ty

Sản phẩm Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giày thể thao người lớn 1000 đôi 782 960 798

Giày thể thao trẻ em - 495 535 525

Tổng cộng - 1277 1495 1323

( Nguồn Công ty cổ phần giày Hải Dương)

Ta có biểu đồ: 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giày thể thao người lớn Giày thể thao trẻ em

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sản lượng sản xuất giày thể thao năm 2008 của Công ty Cổ phần giày Hải Dương.

Qua bảng trên ta thấy năm 2008 sản lượng sản xuất giày thể thao của Công ty giảm 172.000 đôi. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng giảm do đó lượng đơn đặt hàng của Công ty giảm điều đó ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Công ty.

2.1.2 Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.

Công ty bố trí các bộ phận sản xuất theo hình thức đối tượng. Theo hình thức này, mỗi phân xưởng chỉ chế tạo một loại chi tiết nhất định. Ví dụ như phân xưởng chặt chuyên chặt đế trong, phân xưởng may chuyên may mũ giầy, phân xưởng gò_ráp sẽ gò thành một đôi giày hoàn chỉnh và đóng hộp.

Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến lúc chế tạo xong , kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Ta có bảng so sánh chu kỳ sản xuất của Công ty với một số Công ty giày khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Bảng 6: Bảng so sánh chu kỳ sản xuất của công ty

Đơn vị: Phút /sản phẩm Công ty Chu kỳ sản xuất

Công ty cổ phần giày Hải Dương 150 Công ty cổ phần giày Cẩm Bình. 145 Công ty TNHH Phú Thái 165 Công ty TNHH Ngọc Vũ 160

Qua bảng trên ta thấy: Với 2 Công ty giày lớn và đã có tiếng trên địa bàn Hải Dương thì có chu kỳ sản xuất nhỏ hơn 2 Công ty tư nhân mới thành lập. Điều này cho thấy những Công ty thành lập xong có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến xong lại không có trình độ kinh nghiệm trong sản xuất và cũng không có công nhân tay nghề cao. Do đó chu kỳ sản xuất của các Công ty này sẽ lâu hơn.

2.1.3 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy, khi lập phương án sản xuất Công ty luôn tạo điều

kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định.

Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm sai hỏng xuất hiện trong quá trình sản xuất.

Xác định tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho. Khi nhận được lệnh sản xuất, Công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất và trong quá trình sản xuất luôn thực hiện theo đúng quy trình nhằm đảm bảo chất lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm của sản xuất giày thể thao là trải qua nhiều công đoạn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất chặt chẽ phát hiện những nguyên nhân gây biến động và kịp thời điều chỉnh.

Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty lên kế hoạch rất chặt chẽ. Tuy nhiên, quản lý chất lượng trong Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận thức luôn cho rằng quản lý chất lượng không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty. Nhưng do vô tình hay hữu ý vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu chạy đua theo số lượng sản phẩm. Điều này dẫn đến có một số lượng lớn sản phẩm sai hỏng trong Công ty.

Thứ hai là kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất chính, đ iều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng với bộ phận kiểm tra, chưa tự giác và chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương (Trang 25 - 29)