Mạch cảnh báo sử dụng tín hiệu tốc độ đã xử lý để đưa về bộ so sánh, so sánh với tốc độ cài đặt rồi đưa tín hiệu đó đến loa cảnh báo. * Hoạt động:
Tín hiệu tốc độ được đưa đến bộ so sánh gồm ba vi mạch 7485 đã được cài đặt sẵn cấp so sánh. Khi tín hiệu đạt đến tốc độ 80km/h thì một tín hiệu điện áp được xuất ra ngõ ra của vi mạch 7485, nhờ các cổng logic mà một tần số được lựa chọn là 500Hz sẽ xuất ra loa làm cho loa phát ra một tần số âm thanh là 500Hz. Tương tự cho các trường hợp tốc độ đạt 100km/h và 120km/h thì tần số cảnh báo tương ứng xuất ra loa sẽ là 2KHz và 5KHz. Trong quá trình hoạt động mạch sẽ bị Reset ở tần số 10Hz phát ra bởi IC 5551.
2-Tính toán và lựa chọn linh kiện:
- Các tần số cảnh báo được tạo bởi các mạch định giờ 555. Các mạch định giờ 555 này sẽ lần lượt tạo ra các tín hiệu dao động ở tần số: 10Hz, 500Hz, 2Hz, 5Hz.
Từ tần số xác định trước, dựa vào công thức sau F = 1/T = 1.44/(R1 + 2R2)C
Ta lần lượt xác định được các giá trị R và C cho ở hình vẽ B. 11 Với:
5551: Tạo ra tần số 10Hz để reset 3 mạch dao dộng cảnh báo. 5552: Tạo ra tần số cảnh báo 5KHz khi tốc độ ≥ 120Km/h 5553: Tạo ra tần số cảnh báo 2KHz khi tốc độ ≥ 100Km/h 5554: T5o ra tần số cảnh báo 500Hz khi tốc độ ≥ 80Km/h
- Các cổng logic And, Nor, Not để tạo nên mạch chọn tín hiệu xuất ra loa cảnh báo.
- Bộ so sánh dùng vi mạch 7485.
Việc thiết kế mạch cảnh báo trên tuy đơn giản, linh kiện dễ kiếm trên thị trường. Nhưng để gọn nhẹ trong quá trình thi công và để tận dụng hết khả năng của KIT.Z80 ta chỉ sử dụng một loa cảnh báo gắn trực tiếp lên ngõ ra của KIT còn tín hiệu ra điều khiển loa sẽ được thiết kế bởi phần mềm. Theo đó tần số được người thực hiện lựa chọn cài đặt là ba cấp dao động: 200Hz. 400Hz, 600Hz. Đây là dãy tần số mà tai người có thể phân biệt rõ ràng.
Tóm lại: Người thực hiện vừa trình bày công việc thiết kế toàn bộ hệ thống, với bộ vi xử lý trung tâm là CPU Z80. Bộ vi xử lý này sẽ giải quyết những chương trình được nạp trong EPROM. Từ đó chi phối toàn bộ hoạt động của hệ thống, thực hiện quá trình xử lý tín hiệu tốc độ vào từ mạch tạo xung rồi xuất ra bộ hiển thị số tiền và số quãng đường đã thực hiện đồng thời xử lý luôn cả quá trỉnh cảnh báo tốc độ. Chương trình được nạp trong EPROM giúp cho mạch thi công đơn giản và đạt đợc sự mềm dẻo. Khi có yêu cầu cài đặt lại số tiền và cấp cảnh báo khác ta chỉ việc thay đổi trên phần mềm trước khi nạp vào EPROM. Với yêu cầu của đề tài thì việc thiết kế hệ thống KITZ80 đã tỏ ra ưu điểm hơn hệ thống mạch số nhờ có khả năng tính toán các giá trị không tuyến tính đồng thời lưu lại được kết quả về số tiền và quãng đường mà hệ thống đã xử lý được. Điều này giúp cho cơ quan chủ quản dễ quản lý hoạt động của người sử dụng phương tiện.