II. ỔN ĐỊNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ:
2. Mạch ổn tốc dùng IC:
Các mạch ổn tốc dùng IC có kích thước nhỏ nên được lắp luôn trong vỏ cùng với động cơ.
Đã có nhiều lọai vi mạch chuyên dùng từ 4 ÷ 8 chân ra, được dùng với mức điện áp nguồn 4,5 ÷ 12 V để cấp nguồn 3v cho động cơ. Hệ số ổn định K = 50.
Ví dụ hãng SANYO đã chế tạo ra các IC cho động cơ như: LA5511, LA5512 (4 chân): VCC = 3 ÷ 4,5v; VZ = 1,16v; K=50 LA5521D _M (8 chân): VCC = 3 ÷ 4,5v; VZ = 0,2v; K=50 LA5536, LA5537 (5 chân): VCC = 6, 9, 12, 15v; VZ = 1,2v. Mạch nguyên lý hình 27:
Hình 27: Mạch ổn tốc động cơ dùng IC LA511 a) Sơ đồ kết cấu.
b) Sơ đồ nguyên lý (VZ điện áp chuẩn, comp, so sánh).
Điện trở R1R2 làm phân áp cho mạch điều khiển. RT hạn dòng khi khởi động, tụ C = 2200pF lọc xung nhiễu từ cực góp của động cơ cho mạch so sánh (comp).
Động cơ M: đầu dương (+) đấu với +VCC, đầu âm (-) nối với chân 3 là ngõ ra của IC. Transistor Q2 của IC có cực C nối chân 3, cực E nối với chân 2 đưa xuống mass, làm chức năng điều chỉnh điện áp trên hia cực của động cơ, duy trì mức điện áp lúc này cũng ổn định. Mức điện áp phụ thuộc vào động cơ cho trước.
Ở chế độ tĩnh, lúc động cơ có tải (kéo băng), dòng chạy qua động cơ sẽ thay đổi tùy theo tải năng hay nhẹ, và lúc này mạch hiệu chỉnh mới làm việc duy trì điện áp ổn định trên hai cực của động cơ.
Ví dụ: khi động cơ bị năng tải, dòng Im chạy qua động cơ tăng, dòng collector Q2
tăng, làm áp V0 ở chân 3 giảm, áp ở điểm phân cực R1R2 tăng làm tăng e2 ở đầu đảo của mạch so sánh. Lúc này ngõ ra comp giảm làm cho Q1, Q2 dẫn yếu, nội trở Q2 tăng làm tăng V0 bù lại mức giảm áp ban đầu ổn định áp trên hai cực của động cơ. Còn trường hợp khi tải nhẹ, dòng Im nhỏ Q2 dẫn yếu, V0 tăng, VA = e2 giảm, làm Q1Q2 dẫn mạch khiến V0 giảm một lượng bù trừ mức tăng ban đầu để ổn áp cho động cơ.
Hình 28: Mạch ổn định tốc độ trong máy GE – 575
Vi mạch được đặt chung trong hộp bọc động cơ. Các trị số điện áp trên cực transistor nằm trong ngoặc () chỉ chế độ làm việc ở trạng thái động của mạch.
Dòng động cơ chạy qua colletor – emitter xuống mass. Cực P1 và P2 để nhận tín hiệu điều khiển làm transistor npn dẫn mạnh hay yếu theo dòng tải của động cơ duy trì tốc độ động cơ luôn ổn định.
Lọai động cơ có cuộn dây phụ để thay tốc độ có 4 đầu dây hay 3 đầu dây (2 đầu nối chung) cũng dùng transistor điều khiển như trong máy Sharp GF9696, GF560, GF800.