Các nguyên t ắ c t ố i ư u kích th ướ c trong thi ế t k ế ch ươ ng trình

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ trên điện thoại di động có hỗ trợ java (Trang 112 - 121)

ƒ Gim các lp không cn thiết :

Bước đầu tiên để giảm kích thước của chương trình đó là loại bỏ việc tạo những lớp không cần thiết. Chỉ nên tách lớp mới khi điều đó thực sự quan trọng và có ý nghĩa. Các lớp có nhiều xử lý, nhiều thông tin tương tự nhau thì nên kết hợp lại thành một lớp chung. Khi một lớp được tạo ra, trình biên dịch sẽ bổ sung thêm rất nhiều thông tin về lớp, định nghĩa thêm các hằng số, tạo bảng tra biến cục bộ

(LocalVariableTable), bổ sung hàm tạo mặc định… Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua ví dụ về một lớp tối thiểu như sau :

public class DoNothing {

Tập tin DoThing.java sau khi được biên dịch thành tập tin DoNothing.class sẽ có kích thước là 257 bytes trong đó chỉ có 5 bytes là bytecode. Chúng ta có thể

xem thông tin về lớp này bằng cách thực hiện dòng lệnh :

javap –v DoNothing

ƒ Hn chế s dng inner class và anonymous class :

Một trong những lớp nên loại bỏ đó là các lớp nội (inner classes) và các lớp

vô danh (anonymous classes). Trong ngôn ngữ Java, các anonymous classes thường

được dùng để cài đặt xử lý cho các sự kiện (event listener). Nếu thực sự cần thiết, chúng ta có thể khai báo một lớp chung để xử lý tất cả các sự kiện bởi vì nhiều đối tượng có thể sử dụng chung nhiều listener khác nhau. Lớp được tạo ra sẽ khai báo implements các interfaces cần thiết ví dụ như CommandListener, ItemStateListener

v.v…, nhờ vào tham số được truyền cho các phương thức commandAction

itemStateChanged, chúng ta có thể phân biệt đối tượng nào cần được xử lý hành

động.

Các inner classes cũng làm tăng thêm kích thước của chương trình do

compiler phải tạo thêm các biến và các phương thức đặc biệt để giúp cho lớp này có thể truy xuất các thuộc tính và phương thức private của lớp đang chứa nó, và ngược lại, giúp cho các lớp đang chứa inner class có thể truy xuất các thành phần private của lớp này.

ƒ Gim cây kế tha :

Trong thiết kế cần hạn chế việc kế thừa nhiều cấp và không sử dụng lớp trừu tượng nếu không cần thiết.

ƒ Gim chiu dài các định danh (identifiers) :

Nên đặt tên ngắn cho các hằng, biến, các phương thức và tên lớp. Ngoài ra, do mỗi ứng dụng J2ME đều được đóng gói riêng rẽ nên các lớp trong nhiều ứng dụng khác nhau trên thiết bị di động không thể xung đột nhau. Vì thế, nếu một lớp không phải xây dựng để trở thành một thành phần trong thư viện thì không cần thiết

phải đặt lớp này trong một package (không dùng từ khóa package ở đầu tập tin mã nguồn). Điều này có tác dụng giảm được một số lượng bytes trong lớp.

ƒ Hn chế s dng getter / setter :

Khi cần cho phép các đối tượng của lớp khác được truy xuất một thuộc tính của lớp, nên khai báo thuộc tính này ở mức public thay vì sử dụng các hàm get, set. Thực ra, đây không phải là một phong cách lập trình tốt, tuy nhiên loại bỏ hàm get, set cũng giúp chúng ta giảm được kích thước của lớp.

ƒ Lưu ý khi khi to mng :

Nên tránh khởi tạo trực tiếp các phần tử của mảng. Thông thường, nếu chúng ta biết trước giá trị của từng phần tử trong mảng, chúng ta sẽ khai báo như ví dụ sau

int[] arr = {11, 22, 33, 44, 55, 66};

Khi viết dòng lệnh trên, chúng ta hi vọng rằng Java sẽ sao chép các giá trị được khởi gán vào vùng nhớ vừa được cấp phát cho mảng. Tuy nhiên, nếu chúng ta dịch ngược bytecode của đoạn chương trình này (cú pháp : javap –c tên_lớp) sẽ được kết quả như sau :

Kết quả trên chứng tỏ rằng Java không sao chép trực tiếp vào vùng nhớ của mảng mà thực hiện lần lượt các câu lệnh tương ứng như sau :

Do vậy, kích thước của tập lớp sau khi biên dịch sẽ tăng lên đáng kể vì phải chứa rất nhiều byte code được lặp đi lặp lại để gán giá trị cho từng phần tử

của mảng. 4: aload_0 5: bipush 6 7: newarray int 9: dup 10: iconst_0 11: bipush 11 13: iastore 14: dup 15: iconst_1 16: bipush 22 18: iastore 19: dup 20: iconst_2 21: bipush 33 23: iastore 24: dup 25: iconst_3 26: bipush 44 28: iastore 29: dup 30: iconst_4 31: bipush 55 33: iastore 34: dup 35: iconst_5 36: bipush 66 38: iastore arr[0] = 11; arr[1] = 22; arr[2] = 33; arr[3] = 44; arr[4] = 55; arr[5] = 66;

Tóm lại, khi kích thước của mảng lớn, chúng ta không nên khởi tạo trực tiếp giá trị ban đầu của các phần tử trong mảng, thay vào đó, lưu các dữ liệu này trên một tập tin tài nguyên và xây dựng hàm đọc rồi gán giá trị cho mảng khi thực thi.

ƒ Gim kích thước các tp tin tài nguyên :

Nên cố gắng giảm kích thước các tập tin tài nguyên như các files dữ liệu, icons, các tập tin hình ảnh. Thông thường, chúng ta chỉ có thể hạn chế kích thước của hình ảnh, ít khi giảm được trên các tập tin dạng khác.

ƒ Hn chế s dng các gói thư vin b sung :

Các gói thư viện của hãng thứ ba sẽ được đóng gói vào trong ứng dụng, bao gồm cả những lớp mà chúng ta không cần đến. Vì thế, không nên sử dụng nếu không thực sự cần thiết.

5.2.2. Tối ưu kích thước chương trình khi đóng gói :

Phân tích quá trình đóng gói ứng dụng :

Hình 5-1 : Mô hình quá trình đóng gói ứng dụng J2ME

Các files mã nguồn được trình java compiler biên dịch ra dạng byte code. Mỗi lớp trong mã nguồn (bao gồm cả inner class) sẽ được biên dịch thành các tập tin .class riêng rẽ. Các tập tin này, cùng với các icons, các tập tin dữ liệu, hình ảnh v.v… được trình đóng gói kết hợp lại và nén chung trong một tập tin JAR (Java

S Soouurrcceeccooddee ( (..jjaavvaa)) ccooJJmmaappvviaialleerr B Byytteeccooddee ( (..ccllaassss)) Archive builder R Reessoouurrcceess . .JJAADD . .JJAARR

Archive) hay còn được gọi là một MIDlet Suite. Ngoài ra, trình đóng gói cũng tạo ra một tập tin mô tảứng dụng – JAD (Java Application Descriptor) nhằm cung cấp cho phần mềm quản lý ứng dụng trên thiết bị di động các thông tin cần thiết để

phầm mềm này xác định ứng dụng của chúng ta có thích hợp để thực thi trên thiết bị

hay không.

Như vậy, xét toàn bộ quá trình biên dịch và đóng gói ứng dụng, chúng ta có thể thấy rằng ngoài các biện pháp giúp giảm kích thước chương trình như đã trình bày ở phần trước, chúng ta vẫn còn có thêm cơ hội giảm kích thước của ứng dụng nếu (có thể) giảm được kích thước của các tập tin .class, có nghĩa là giảm số byte code trên tập tin .class sau khi biên dịch. Tuy nhiên, việc sửa đổi byte code là việc làm rất khó khăn và nguy hiểm. Dù vậy, chúng vẫn có thể giảm được một số lượng bytes nhất định bằng cách giảm đến mức tối đa số ký tự dùng để đặt tên cho các biến thành phần, các hằng số và các phương thức.

ƒ Phân tích tp tin .class :

Để xem danh sách các biến thành phần, các hằng số và phương thức trong lớp, chúng ta có thể sử dụng công cụjavap có trong bộ jdk. Cú pháp như sau :

javap –private tên_tập_tin_class

Xét ví dụ lớp Districts (tập tin Districts.class) trong chương trình. Sau khi

được decompiled, lớp Districts có dạng sau : // Imports

import javax.microedition.lcdui.Graphics; public final class Districts {

// Fields

private static int[] _$551; private static short[] _$552; private static String[] _$548; private static byte[] _$550; private static short[] _$555; private static short[] _$556;

private static short[] _$553; private static short[] _$554; private static short[] _$547; private static short[] _$549; // Constructors

public Districts() { } // Methods

public static final void destroy() { }

public static final void drawDistrictNames(Graphics g) { } public static final void drawDistricts(Graphics g) { } }

Nhận xét :

-Đối với các phương thức và thuộc tính được khai báo ở mức private, tên của chúng được trình biên dịch thay thế bằng một mã có dạng _$xxx.

-Đối với các phương thức và thuộc tính được khai báo ở mức public, tên của các thành phần này được giữ nguyên vì chúng có thểđược các đối tượng của những lớp khác truy xuất đến.

Ý tưởng thực hiện :

- Rút ngắn hơn nữa số ký tự dùng đểđặt tên cho các thành phần ở mức private. - Đặt lại tên cho các phương thức và thuộc tính được khai báo ở mức public sao cho tối ưu nhất (số ký tự ít nhất và không được trùng với các thành phần của lớp khác).

ƒ S dng obfuscator :

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giúp chúng ta thực hiện việc tối ưu kích thước cho tập tin JAR (được gọi là obfuscator). Các phần mềm này đa số đều hoạt động dựa theo nguyên tắc giảm chiều dài các thuộc tính và phương thức của lớp nhưđã nêu ở phần trên. Các phần mềm công cụ này phần lớn là miễn phí. Tiêu biểu như proguard (http://proguard.sourceforge.net), retroguard (http://www.retrologic.com/retroguard-main.html)...

Một phần của tài liệu Xây dựng bản đồ trên điện thoại di động có hỗ trợ java (Trang 112 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)