Tóm tắt quá trình thực hiện của phần chấm điểm tự động

Một phần của tài liệu Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm (Trang 29 - 32)

Chương trình khi chấm điểm sẽ thực hiện một quá trình được tóm tắt như sau: Đầu tiên, bài thi sau khi được làm xong, sẽ được quét đưa vào máy tính xử lý. Ảnh lúc này là ảnh màu chiếm nhiều thông tin không cần thiết cho việc chấm điểm, do đó trước khi chấm cần được làm xám

chuyển thành ảnh nhị phân (tức ảnh trắng đen) để loại bỏ bớt các thông tin dư thừa. Vì các máy scan hầu hết đều không có vị trí canh chuẩn, nên ảnh bài thi đầu vào cho việc chấm điểm có thể sẽ bị lệch, nghĩa là các vị trí cần chấm trong ảnh không chính xác so với mẫu chấm bài, dẫn đến bài chấm sẽ bị sai.

Dựa vào các đánh dấu có sẵn ở 4 góc của bài thi được xác định bằng

thuật toán Hough Transform, máy sẽ tính được góc lệch của bài thi. (Tuy nhiên, do ban đầu việc scan bị lệch nên phần rìa của bài thi sẽ bị vùng đen. Nên để nhận dạng 4 góc đựơc chính xác, trước đó chương trình cần chuyển vùng rìa đen sang trắng, tức loại bỏ vùng đen đó bằng

thuật toán tô màu. Để cải tiến tốc độ, thuật toán tô màu dựa theo dòng quét cải tiến được sử dụng).

Sau khi tính được góc lệch của ảnh bài thi so với mẫu chấm bài, chương trình sẽ áp dụng phép xoay ảnh, một trong các lý thuyết xử lý ảnh, để chuyển bài thi về trạng thái đúng, tức ảnh bài thi không bị lệch nữa. Lúc này, các vị trí đánh dấu của bài thi đã thay đổi, đều bị xoay một góc như ảnh bài thi, chương trình sẽ thực hiện các phép tính xoay để xác định lại vị trí hiện tại của các đánh dấu ở 4 góc. Tiếp đó, chương trình sẽ thực hiện cắt bỏ các phần thừa ngoài vùng đánh dấu của bài thi, chỉ lấy toàn bộ phần bên trong vùng đánh dấu. Kết quả ta đã có đựơc một ảnh bài thi hoàn chỉnh có các vị trí chấm được xác định theo mẫu

chấm bài chuẩn. Các bước trên là các giai đoạn làm chuẩn ảnh đầu vào để việc chấm thi được chính xác.

Công việc tiếp theo là chấm điểm ảnh bài thi đã được chuẩn hoá theo mẫu chấm tương ứng. Dựa vào các thông tin về các vị trí cần thiết (cho việc rút trích thông tin thí sinh cũng như chấm điểm cho bài thi) từ bản mẫu bài thi trong phần thiết kế, ta sẽ lấy ra các vùng ảnh cần được xử lý (crop).

Tuỳ theo thông tin từ mẫu chấm, ta sẽ biết được vùng ảnh lấy ra cần thực hiện hoặc việc xem xét có tô hay không, hoặc phức tạp hơn là nhận dạng chữ viết tay in có trong vùng ảnh đó. Đối với trường hợp xét

một vùng ảnh là có được tô hay không thì công việc chỉ đơn giản là xét xem mật độ điểm đen trong vùng ảnh đó có lớn hay nhỏ hơn một ngưỡng nào đó do ta quy định sẵn từ trước. Tuy nhiên, đối với trường hợp vùng ảnh chứa chữ viết tay in, công việc tương đối phức tạp hơn, đòi hỏi phải áp dụng lý thuyết về mạng nơron để nhận dạng ký tự

được chứa trong vùng ảnh đang xét. Do mạng nơron có số đầu vào xác định cụ thể, nên vùng ảnh cần nhận dạng phải được biến đổi tỉ lệ

(scale) lại cho phù hợp với đầu vào của mạng. Chi tiết về việc ứng dụng mạng nơ ron sẽ được bàn rõ ở phần “Mạng nơ ron và ứng dụng vào nhận dạng chữ viết tay in”.

Sau khi chấm xong, thông tin của bài làm vừa có sẽ được so với đáp án để cho ra kết quả, đưa vào danh sách các bài thi đã chấm. Người dùng có thể lưu lại danh sách kết quả này vào cơ sở dữ liệu để tiện việc xem xét lại về sau.

Hình 2-9: Sơđồ tóm tắt quá trình chấm thi

Một phần của tài liệu Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm (Trang 29 - 32)