2.2.1 Kỹ thuật điều chế số SHIFT KEYING
Hiện nay, có rất nhiều phương thức thực hiện điều chế số Shif Keying như: ASK, FSK, PSK,... Quá trình điều chế thực hiện bởi khóa chuyển (keying) giữa hai trạng thái (states), một cách lý thuyết thì một trạng thái sẽ là 0 và trạng thái còn lại là 1 (Lưu ý: chuỗi 0/1 trước khi điều chế là chuỗi số đã được mã hóa bằng các phương pháp mã hóa đường truyền như NRZI)
• PSK/Binary PSK (Phase Shift Keying - Khoá chuyển dịch pha): Đây là phương pháp thông dụng nhất, tín hiệu sóng mang được điều chế dựa vào chuỗi dữ liệu nhị phân, tín hiệu điều chế có biên độ không đổi và biến đổi giữa hai trạng thái pha giữa 00 và 1800, mỗi trạng thái của tín hiệu điều chế ta gọi là symbol.
• QPSK (Quardrature Phase Shift Keying):
Ở phương pháp BPSK, mỗi symbol biển diễn cho một bit nhị phân. Nếu mỗi symbol này biểu diễn nhiều hơn 1 bit, thì sẽ đạt được một tốc độ bit lớn hơn. Với QPSKsẽ gấp đôi số data throughput của PSK với cùng một băng thông bằng cách mỗi symbol mang 2 bits. Như vậy trạng thái phase của tín hiệu điều chế sẽ chuyển đổi giữa các giá trị -900, 00, 900 và 1800.
• CCK (Complementary Code Keying):
CCK là một là một kỹ thuật điều chế phát triển từ điều chế QPSK, nhưng tốc độ bit đạt đến 11Mbps với cùng một băng thông (hay dạng sóng) như QPSK. Đây là một kỹ thuật điều chế rất phù hợp cho các ứng dụng băng rộng.
Theo chuẩn IEEE802.11b, điều chế CCK dùng chuỗi số giả ngẫu nhiên complementary spreading code có chiều dài mã là 8 và tốc độ chipping rate là 11Mchip/s. 8 complex chips sẽ kết hợp tạo thành một symbol đơn (như trong QPSK – 4 symbol). Khi tốc độ symbol là
1,375MSymbol/s thì tốc độ dữ liệu sẽ đạt được 1,375x8=11Mbps với cùng băng thông xấp xỉ như điều chế QPSK tốc độ 2Mbps.