LÀM NỔI VÀ TÁCH ĐƯỜNG BIÊN ẢNH NHẬN DẠNG ẢNH

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình hỗ trợ giảng dạy môn học xử lý ảnh (Trang 62 - 79)

- Sơ đồ phân cấp chức năng với phần Ví dụ:

1. LÀM NỔI VÀ TÁCH ĐƯỜNG BIÊN ẢNH NHẬN DẠNG ẢNH

1. NÉN DỮ LIỆU ẢNH

Nội dung của mỗi chủ đề được trình bày một cách hết sức cô đọng nhưng vẫn đầy đủ để người học có thể nắm được vấn đề cốt lõi của bài học đó. Với mỗi chủ đề sẽ được phân thành các trang bài giảng, số lượng trang của mỗi chủ đề tuỳ thuộc vào độ dài của nó. Việc chuyển đổi giữa các trang bài giảng được thực hiện một cách đơn giản chỉ bằng động tác click chuột.

• Phần bài tập của các bài học: Với mỗi chương bài giảng đều có một số bài tập đưa ra nhằm giúp cho sinh viên củng cố thêm kiến thức của bài học đó.

• Phần minh hoạ cho các bài giảng lý thuyết, người sử dụng có thể hiểu được một cách trực quan của phần nội dung lý thuyết với các chức năng cơ bản của xử lý ảnh.

IV.2. Thiết kế dữ liệu

Chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ Visual Basic và sử dụng hệ cơ sở dữ liệu Access với file XLA.mdb. Đây là file dữ liệu chứa các tên bài học, tên đề mục, đường dẫn tới các file văn bản chứa nội dung của các bài học, … Gồm có 3 bảng với chức năng cụ thể như sau:

- Table XLA: Chứa tên các bài học, tên các đề mục của bài học.

- Table Concept: Chứa tên file phần lý thuyết của các bài giảng Xử lý ảnh. - Table Exercise: Chứa tên file phần bài tập của các bài học.

Toàn bộ dữ liệu của chương trình được lưu dữ trong Folder chính là “tốt nghiệp”. Dữ liệu thuộc các phần khác nhau lại được tổ chức lưu dữ trong các Folder khác nhau nằm trong Folder chính.

Dữ liệu phần lý thuyết và bài tập được tổ chức thành các file word với đuôi .rft. Dữ liệu phần mô phỏng ví dụ được lập trình trên các Module trong VB.

Các trường chi tiết của các bảng dữ liệu như sau:

Table XLA: lưu trữ thông tin về danh sách bài giảng:

TT Tên trường Kiểu Mô tả

1 Id Text Mã bài giảng

2 Name Text Tên bài học / tên mục

3 Type Text Bài học / Mục

4 Index Text Chỉ số

5 Np1 Number Số trang phần lý thuyết

6 Np2 Number Số trang phần bài tập

7 Folder Text Thư mục chứa các file văn bản

Table Concept: lưu trữ thông tin về bài giảng lý thuyết:

TT Tên trường Kiểu Mô tả

1 Id Text Mã bài giảng

2 Page Number Thứ tự trang

3 File Text Tên file của trang đó

Table Exercise: lưu trữ thông tin về bài tập:

TT Tên trường Kiểu Mô tả

1 Id Text Mã bài giảng

2 Page Number Thứ tự trang

IV.3. Thiết kế các màn hình giao diện của phần mềm

Một yêu cầu cơ bản đối với một chương trình hỗ trợ giảng dạy là phải hiện thị một cách rõ ràng, dễ quan sát nội dung bài học. Có thể chuyển từ trang này sang trang khác một cách dễ dàng. Trên cơ sở đó các giao diện được xây dựng như sau:

IV.3.1. Giao diện chính:

Hình 4.1. Màn hình chính

Cung cấp các chức năng chính của chương trình cho người sử dụng. Các chức năng này gồm 3 phần chính là: Lý Thuyết, Bài Tập và Ví Dụ

Danh sách các biến cố:

STT Biến Cố Xử Lý

1 Chọn Tab Lý Thuyết Cung cấp các chức năng trong phần Lý Thuyết

2 Chọn Tab Bài Tập Cung cấp các chức năng trong phần Bài Tập 3 Chọn Tab Ví Dụ Cung cấp các chức năng trong phần Ví Dụ

(đề mô các chức năng của Xử Lý Ảnh)

4 Chọn Menu File Cung cấp các chức năng: Bảo vệ, Cập nhật thay đổi bài giảng, Thoát chương trình

5 Chọn Menu EditText Cung cấp các chức năng: Tăng lớn, thu nhỏ kích cỡ chữ

IV.3.2. Giao diện Lý Thuyết:

Hình 4.2. Màn hình Lý thuyết

IV.3.3. Giao diện Bài tập:

Hình 4.3. Màn hình Bài tập

IV.3.4. Giao diện Ví dụ:

Hình 4.4. Màn hình Ví dụ - Cung cấp các ví dụ minh hoạ cho phần lý thuyết.

IV.3.5. Giao diện cập nhật, thay đổi nội dung bài giảng

IV.4. Hướng dẫn sử dụng

Chương trình được thiết kế hiển thị tốt nhất với độ phân giải màn hình là 800 x 600.

- Nội dung các bài giảng được chứa trong các file Rich Text Format. - Các file dữ liệu đầu vào cho phần minh họa giải thuật là các file text.

Đầu tiên chọn bài học tại danh sách bài học bên trái của giao diện chính. Muốn chọn bài nào hay mục nào ta kích đúp chuột vào đó.

Sau khi đã chọn xong bài học thì nội dung của nó được hiển thị tại bên phải của màn hình:

Mỗi bài học được chia thành 3 phần là: Lý thuyết (Concept), Bài tập (Exercise) và Ví dụ (Example). Khi mới bắt đầu một bài học thì ngầm định là phần lý thuyết được hiển thị. Ta có thể chuyển dễ dàng từ phần này sang phần khác của bài học một cách dễ dàng nhờ Tab ở phía trên của phần hiển thị bài học:

Với những nội dung hiển thị mà có nhiều trang thì ta có thể chuyển đổi giữa các trang bằng các nút lệnh ở phía dưới của trang bài học đang hiển thị:

Ta có thể hiệu chỉnh kích cỡ chữ của trang đang hiển thị hay màu sắc của chữ tuỳ theo mục đích quan sát. Trước hết bôi đen để chọn đoạn text cần hiệu chỉnh, sau đó vào menu “Edit Text” để thực hiện việc thay đổi. Các lệnh này cũng có các phím tắt để thao tác nhanh chóng hơn:

Menu Shortcut Increase Size Ctrl I Decrease Size Ctrl D Forecolor Ctrl C

Nếu muốn ghi lại sự thay đổi này thì ta vào menu: File Save hay dùng phím tắt Ctrl + S, các file dữ liệu sẽ được thay đổi.

Đối với phần ví dụ minh hoạ thì chương trình sẽ tự động trình diễn một số chức năng cơ bản của xử lý ảnh để người dùng có thể hiểu được ngay ý nghĩa của bài giảng.

IV.5. Yêu cầu đối với chương trình

- Sử dụng nội dung phần lý thuyết và bài tập của chương trình: giao diện thể hiện nội dung này sáng sủa, trực quan, dễ sử dụng.

- Khả năng thay đổi được cỡ chữ, màu sắc các đề mục tuỳ theo mục đích quan sát làm cho chương trình rất linh hoạt. Có thể ghi lại những sự thay đổi này vào các file dữ liệu.

- Khả năng phân trang các bài học, đây là một ưu điểm nổi bật của chương trình so với các tài liệu thông thường trên máy tính. Sự di chuyển tới trang liền trước, trang liền sau của trang hiện tại chỉ bằng thao tác click chuột. Vì vậy mà chương trình trở nên rất thích hợp khi trình bày bằng máy chiếu.

- Phần minh họa các quy tắc học, đầu vào được nhập từ các file dữ liệu hoặc nhập vào từ bàn phím, chương trình sẽ đưa ra kết quả sau từng bước huấn luyện giúp người học nắm bắt tốt hơn phần lý thuyết đã được học.

- Có thể cập nhật thêm bài học mới hay chỉnh sửa, thay đổi các trang của bài học đã có làm chương trình có khả năng mở rộng, ngày càng hoàn thiện về nội dung.

KẾTLUẬN

*****************

Sau thời gian 2 tháng thực tập và 2 tháng làm đồ án với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân cộng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Giang - khoa CNTT Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, cho đến nay thời gian để hoàn thành đồ án của mình đã kết thúc. Em xin đưa ra một số kết quả và quy trình làm việc để hoàn thành đồ án của em như sau:

• Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết môn học Xử lý ảnh.

• Khảo sát thực tế về quá trình giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ hiện nay.

• Phân tích thiết kế sơ bộ, hình thành ý tưởng thiết kế chương trình hỗ trợ giảng dạy môn học Xử lý ảnh như thế nào?

• Và cuối cùng là thiết kế chương trình hỗ trợ giảng dạy môn Xử lý ảnh gồm nội dung lý thuyết và chương trình mô phỏng các chức năng của xử lý ảnh. Chương trình có giao diện trực quan, dễ dàng bổ sung, sửa đổi, thực sự là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các giáo viên trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học Xử lý ảnh cho ngành CNTT của ĐH Hàng Hải nói riêng và cho các trường ĐH, CĐ nói chung.

Mặc dù em đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng do thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên nội dung lý thuyết môn học chưa thật phong phú, đầy đủ, các bài tập củng cố còn ít. Nếu được hoàn thiện thêm, chương trình này có thể sử dụng để phục vụ cho công tác giảng dạy

thời gian tiếp theo em sẽ cố gắng phát triển chương trình hoàn thiện hơn về cả nội dung và chức năng. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy giáo và tất cả mọi người quan tâm đến vấn đề này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo Nguyễn Văn Giang cùng các giáo viên của Khoa Công nghệ thông tin đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án. Em cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2007

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình hỗ trợ giảng dạy môn học xử lý ảnh (Trang 62 - 79)