Các thành phần của biểu đồ Timing Diagram
4.5.1. Các trạng thái
Trong quá trình tương tác, các thành phần có thể tồn tại trong bất cứ số lượng trạng thái nào. Các thành phần có thể gọi là ở trong một trạng thái riêng biệt khi nó tiếp nhận các sự kiện (chẳng hạn các thông điệp). Từ đó thành phần được nói ở trong trạng thái đó cho đến khi một sự kiện khác xuất hiện (chẳng hạn như sự trả về của một thông điệp).
Các trạng thái và các điều kiện cần phải được phân biệt với các trạng thái và điều kiện trong biểu đồ tuần tự mặc dù chúng có cùng một thao tác, chúng ta cần phải dựa trên biểu đồ trạng thái để quyết định các đối tượng nào có thể được trình bày bởi các đường lifeline.
Ta có thể không cần thể hiện đầy đủ tên của các trạng thái thành phần để có thể giữ cho kích thước của biểu đồ trong phạm vi quản lý được, mặc dù ta hoàn toàn có thể để tên đầy đủ các trạng thái thành phần theo định dạng <tên lớp>:<tên đối tượng>.
Một số các trạng thái thành phần ta thấy xuất hiện trong biểu đồ tuần tự nhưng lại không được đưa vào biểu đồ Timing Diagram là do nó được tạo ra và hủy trong vòng đời của quá trình tương tác, các thành phần này nó không có liên hệ đến các trạng thái được thay đổi và chúng không thể thêm được bất kì thông tin nào cho các thành phần.
Trong suốt quá trình mô hình hóa, chúng ta cần phải quyết định những gì nên và không nên đặt vào trong biểu đồ bằng cách trả lời câu hỏi : “Những thông tin cụ thể đó có quan trọng để hiểu những gì ta đang mô hình hóa hay không” và “Liệu thêm các thông tin đó vào có làm cho biểu đồ của ta trở nên trong sáng hơn hay không”, nếu câu trả lời là có thì ta hãy đưa các thông tin đó vào trong biểu đồ, còn không thì không đưa các thông tin đó vào để giữ biểu đồ trong phạm vi kiểm soát đơn giản nhất.
Hình 15:Minh họa các trạng thái được thể hiện trong biểu đồ Timing Diagram