II. Nhóm các giải pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh.
1. Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh.
Như đã phân tích ở trên mặc dù doanh thu hàng năm của công ty rất lớn nhưng lợi nhuận thu về lại rất nhỏ điều này là do chi phí kinh doanh của công ty chiếm gần 90% doanh thu, nhất là chi phí NVL do đó dẫn đến hiệu quả kinhdoanh thấp vì vậy công ty phải có biện pháp giảm chi phí bằng cách tăng cường công tác quản lý chi phí, phải lập kế hoạch chi phí dùng hình thức tiền tệ tính toán trước các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh ở kỳ kế hoạch. Điều quan trọng là phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phi ở một bộ phận mỗi cán bộ công
nhân viên trong công ty. Công ty nên có hệ thống khen thưởng thể hiện bằng vật chất đối với các bộ phận hay cá nhân có ý thức tiết kiệm.
Quản lý chặt chẽ chi phí NVL, chi phí NVL là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí kinh doanh của công ty và khó kiểm soát gây thất thoát NVL của công ty thường mua ở nhiêu nơi nên xuất hiện nhiều chi phí bất hợp lý trong giá cả như chi phí đi đường, chi phí ngoại giao... các khoản chi phí này tương đối lớn nên doanh nghiệp cần tăng cường quản lý chặt chẽ loại chi phí này.
Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Công ty cần tiến hành các thủ tục hải quan trước khi đưa hàng vào kho bãi thực hiện việc chuyên chở nhập khẩu hợp lý tránh thời gian và chi phí lưu kho bãi, các khoản chi phí này thường hay phát sinh những khoản bất hợp lý từ việc tiếp khách hội hopj, giao dịch... do đó công ty cần chú ý đến các khoản chi tiêu này, công ty phải xây dựng một định mức chi tiêu phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty và các quy định của Nhà nước ban hành.