II. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước.
2. Nhà nước cần hoàn thiên hệ thống ngân hàng tín dụng, thanh toán.
toán.
Tạo các điều kiện dễ dàng cho cả hai phía Việt Nam và bạn hàng nước ngoài giao dịch và thanh toán một cách nhanh chóng. Mở rộng nhiều hình thức thanh toán ở nhiều địa điểm khác nhau. Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất hàng xuất khẩu khi cần thiết.
Để mở rộng thị trường nước ngoài: thị trường mà ở đó cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, nhà xuất khẩu Việt Nam thường phải thực hiện đa số các hợp đồng xuất khẩu theo phương thức thanh toánD/A hoặc D/P, tức là bán chịu trả chậm hoặc là hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi cho người mua. Trong trường hợp này sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết, nhất là đối với công ty chưa đủ lớn mạnh như Artexport và nhiều công ty khác, sự hỗ trợ trong việc bảo đảm tài chính tín dụng và tín dụng thực hiện qua các hình thức:
- Cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước:
Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện hợp đồng xuất khẩu là rất lớn. Người xuất khẩu phải có vốn trước và sau khi giao hàng để mà thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Việc cấp tín dụng ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu và giảm giá thành xuất khẩu vì : có vốn công ty có thể thực
hiện việc bán chịu. Các ngân hàng nên hỗ trợ cho công ty cả trước và sau khi giao hàng.
+ Tín dụng trước khi giao hàng: Trước khi giao hàng công ty cần lượng vốn nhất định để mua vật liệu phục vụ sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu, trang trải các khoản chi phí vận chuyển hàng tới bên mua… được Nhà nước cấp tín dụng với lãi suất thấp cho phép công ty bán được giá thấp để cạnh tranh với các hãng khác, đặc biệt là các nhà sản xuất nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan…
+ Tín dụng sau khi giao hàng : Đây là hình thức mua hối phiếu xuất khẩu và tạm ứng theo chứng từ hàng hoá của ngân hàng đối với nhà xuất khẩu. Loại tín dụng này thương để trả các khoản tín dụng trước khi giao hàng.